Xã hội hóa phúc lợi cho đoàn viên
Thiếu công trình phúc lợi cho công nhân
Từ thực tế tại địa phương, bà Phạm Thị Hằng - Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng cho biết: Những năm qua, thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp Hải Phòng phát triển nhanh chóng, bình quân mỗi năm có 45-50 doanh nghiệp đăng ký đầu tư, giải quyết việc làm cho từ 15.000-20.000 lao động trên địa bàn thành phố và vùng lân cận.
Đến nay, Hải Phòng có 11 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng số lao động trên 131.500 người. Tuy nhiên, bà Hằng nêu thực tế: Ngoài các chế độ theo quy định của Nhà nước (mức lương tối thiểu và tham gia các loại bảo hiểm cho người lao động), đời sống của người lao động chưa được doanh nghiệp quan tâm đúng mức, vẫn còn nhiều trường hợp không có nhà, phải ở nhờ bố mẹ, người thân, thuê trọ, dẫn đến việc công nhân chưa yên tâm công tác, hay nhảy việc.
Toàn cảnh buổi tọa đàm |
Trong khi đó, các công trình phúc lợi như: Trường học, bệnh viện, nhà ở… xung quanh khu công nghiệp, chuyên phục vụ công nhân lao động khu công nghiệp chưa được đầu tư thoả đáng. Theo kết quả khảo sát về nhà ở năm 2017 của Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng, hiện nay số lượng công nhân nhập cư trong khu kinh tế chiếm khoảng 18,4%, công nhân lao động phải thuê nhà ở 11,1%. Các phòng có diện tích nhỏ từ 8- 15m2 cho từ 2- 4 người thuê với chất lượng ở thấp, giá thuê bình quân từ 500-700.000 đồng/tháng, chưa kể điện nước.
Một vấn đề khó khăn khác được bà Hằng đề cập là hiện nay đa phần công nhân khu công nghiệp là lao động trẻ, trong độ tuổi lập gia đình và sinh con, khi sinh con thì gửi trẻ hay cho con đi học rất khó khăn. Nhiều công nhân đã lựa chọn giải pháp tạm thời như nhờ ông, bà, bố mẹ từ quê xuống trông giữ hoặc gửi con ở các điểm trông giữ trẻ tư.
Khi con lớn hơn, đến tuổi đi học thì gửi về quê. Do đó công nhân rất mong thành phố Hải Phòng sớm xây nhà ở, nhà trẻ ở gần các khu công nghiệp, có quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình hoặc quỹ hỗ trợ xây, mua nhà cho người lao động với lãi suất thấp để yên tâm làm việc.
Từ thực tế trên, Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh chương trình phúc lợi đoàn viên công đoàn, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác, chủ động tìm kiếm đối tác mới với các sản phẩm, dịch vụ mới, tổ chức đàm phán, ký kết mang lại nhiều lợi ích tốt hơn cho đoàn viên công đoàn.
Đồng thời sớm đầu tư, xây dựng thiết chế văn hóa thể thao ở một số khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố có đông công nhân lao động nhưng quỹ đất không đảm bảo để xây dựng thiết chế công đoàn.
Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn cơ sở, tăng cường đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo các nội dung thương lượng phúc lợi xã hội cho người lao động. Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các mô hình chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên công đoàn trong dịp Tết, Chương trình “Vì lợi ích đoàn viên công đoàn”, Quỹ Tấm lòng Vàng, Quỹ Mái ấm Công đoàn...
Đồng thuận với những đề xuất trên, bàn giải pháp về phúc lợi xã hội trong thời gian tới, TS. Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Thường trực, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: Quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước cùng với tiềm lực kinh tế của đất nước được nâng cao là cơ sở quan trọng để bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
Thời gian tới, để nâng cao phúc lợi xã hội, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng: Cần chú trọng hoạt động chăm lo lợi ích chính đáng cho đoàn viên công đoàn; đầu tư xây dựng, thiết chế của tổ chức công đoàn ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, thiết thực nâng cao đời sống công nhân, gắn bó lợi ích với tổ chức Công đoàn; đẩy mạnh Chương trình phúc lợi đoàn viên công đoàn, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác, chủ động tìm kiếm đối tác mới với các sản phẩm, dịch vụ mới, tổ chức đàm phán, ký kết mang lại nhiều lợi ích tốt hơn cho đoàn viên công đoàn; tích cực tham gia phát triển việc làm bền vững cho người lao động, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức công đoàn.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ nhận thức, nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm tăng năng suất lao động cá nhân, đảm bảo đón đầu và thích nghi với những đổi mới về quy trình quản trị, sự thay đổi về công nghệ sản xuất trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; nâng cao chất lượng đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo các nội dung thương lượng phúc lợi xã hội cho người lao động; hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các mô hình chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên công đoàn; tiếp tục đổi mới hoạt động huy động các nguồn lực từ xã hội và cộng đồng, thông qua tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện... để nâng cao phúc lợi xã hội.
Đã nỗ lực, cần nỗ lực hơn nữa
Tại Tọa đàm khoa học “Phúc lợi xã hội cho công nhân, viên chức, người lao động và vai trò của Công đoàn Việt Nam” do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức diễn ra chiều 18/12, gần 20 bài tham luận của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học đã tập trung làm rõ: Lý luận về phúc lợi xã hội và vai trò của Công đoàn trong chăm lo phúc lợi xã hội cho công nhân, người lao động; Thành tựu và hạn chế trong chăm lo phúc lợi xã hội cho công nhân, viêc chức, người lao động ở Việt Nam; Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện phúc lợi xã hội cho công nhân, viên chức, người lao động, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. |
Nhấn mạnh vai trò của Công đoàn Việt Nam đối với chăm lo phúc lợi xã hội cho công nhân, viên chức, người lao động đã được hiến định cụ thể trong Hiến pháp, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã và đang có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo tốt nhất chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân, viên chức, người lao động.
Những năm qua, Công đoàn đã có nhiều đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động, tìm tòi, sáng tạo, đề xuất và tổ chức được nhiều chương trình hoạt động mới như: Chăm lo phúc lợi và triển khai Chương trình phúc lợi cho đoàn viên công đoàn; tổ chức “Tết Sum vầy”, “Tháng Công nhân”, “Mái ấm công đoàn”, “Quỹ trợ vốn” cho người lao động, chương trình sử dụng Thẻ đoàn viên hưởng các ưu đãi giảm giá, nâng cao chất lượng bữa ăn giữa ca, đề xuất xây dựng các thiết chế công đoàn, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vấn đề bức xúc cho công nhân các khu công nghiệp.
Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, góp phần bảo đảm chế độ, chính sách và từng bước nâng cao phúc lợi cho người lao động, trong đó có nhiều phúc lợi xã hội dành riêng cho lao động nữ.
Cũng theo ông Nguyễn Đình Khang: Trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa… vấn đề chăm lo phúc lợi xã hội cho công nhân, viên chức, người lao động cần được nghiên cứu sâu, nhất là các hình thức phúc lợi xã hội và nguồn lực thực hiện. Bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, cần nghiên cứu đẩy mạnh các hình thức huy động nguồn lực xã hội cùng chung tay chăm lo phúc lợi xã hội cho xã hội nói chung và công nhân, viên chức, người lao động nói riêng.
Về các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo Đề án 655 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ông Nguyễn Đình Khang cho biết, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tập trung triển khai thực hiện nhưng đang gặp một số vướng mắc về các vấn đề như: Công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thẩm quyền thẩm định nội dung thiết kế cơ sở; chủ thể ký kết hợp đồng bán nhà ở, hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh dịch vụ, thương mại tại tầng 1 các toà nhà ở tại các dự án; việc huy động nguồn lực xã hội; vấn đề hạch toán các chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội vào giá bán, giá cho thuê nhà ở...
Dự kiến cuối tuần sau, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng sẽ chủ trì cuộc họp với Tổng LĐLĐ Việt Nam và các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh thực hiện đề án, mang lại những công trình phúc lợi thiết thực cho công nhân, viên chức và người lao động.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội nắm bắt tình hình lao động trước Tết
Hoạt động 19/12/2024 20:37