“Vợt sóng” 3G: “Trăm dâu” không thể đổ tại... người dùng
Vinaphone lại bị khách hàng tố thu cước 3G vô lối | |
Được đà tăng cước 3G, nhà mạng tăng cước quốc tế | |
Đồng loạt tăng cước 3G: Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra |
Cấm nhưng vẫn dùng
Theo ông Nguyễn Văn Minh, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, người dân không được tự ý lắp các thiết bị khuếch đại sóng di động. Các loại thiết bị này nằm trong danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho mạng thông tin di động, vì vậy chỉ có các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông mới được phép sử dụng. Nếu người dân tự ý sử dụng các thiết bị nói trên có thể bị phạt từ 20 – 30 triệu đồng/ thiết bị.
Bị cấm sử dụng nhưng hiện nay trên thị trường các thiết bị khuyếch đại sóng di động đang được rao bán công khai trên các trang mạng xã hội. Chỉ cần vào trang tìm kiếm google.com gõ cụm từ “mua thiết bị kích sóng di động” là có thể thấy hàng trăm địa chỉ rao bán của các cá nhân lẫn công ty kinh doanh điện tử viễn thông. Theo tìm hiểu, hầu hết các thiết bị kích sóng được chào bán trên thị trường mạng đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Các thiết bị này đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã; giá thành dao động từ 2 triệu đến hơn 10 triệu đồng, tùy theo công năng của thiết bị. Khách hàng đang ở trong tình trạng “mất sóng trong vùng phủ sóng” hẳn sẽ “lọt tai, lọt mắt” với những chiêu dụ hấp dẫn từ quảng cáo, kiểu như: Chỉ cần đặt bộ phát sóng ở nơi bị mất sóng lập tức sóng điện thoại lại căng đét như thường; với giá thành 2.500.000 đ, bộ kích sóng GSM băng tần 3G 2100MHz chính là một giải pháp;… Dễ mua, dễ sử dụng, nên nhiều người dân đã tự ý lắp đặt thiết bị khuếch đại sóng di động tại tư gia.
Thiết bị kích sóng không đạt chuẩn của một hộ gia đình sử dụng |
Chính việc sử dụng các thiết bị kích sóng trôi nổi trên thị trường, không hợp quy, không đủ tiêu chuẩn với cường độ tín hiệu mạnh là nguyên nhân gây ra can nhiễu sóng cho các nhà mạng như Viettel, Vinaphone, MobiFone. Thông tin từ Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực I (gọi tắt là Trung tâm I), chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, đơn vị này nhận được 59 công văn kháng nghị nhiễu và 24 điểm thông báo nhiễu về thông tin di động, trong đó HTC 1 vụ, Vinaphone 1 vụ, Mobifone 7 vụ, Viettel 50 vụ và 24 điểm thông báo nhiễu. Khu vực bị nhiễu sóng như hồ Hoàn Kiếm, bán đảo Linh Đàm, Trung Hòa (Cầu Giấy), ngõ Thổ Quan 1 Tôn Đức Thắng, ngã tư Hoàng Cầu- La Thành và nhiều khu vực khác.
Giải thích về hiện tượng này, nhân viên kỹ thuật một nhà mạng cho hay, trong trường hợp 2 nhà trong xóm cùng sử dụng thiết bị kích sóng di động 3G thì cả khu vực đó đều bị nhiễu sóng, người dùng khó nghe nhận điện thoại đến, đi; truy cập 3G chậm, thậm chí là không được, vì tần số kích sóng của hai thiết bị hai nhà khác nhau.
Vì đâu lên nỗi?
Câu hỏi được đặt ra, vì sao người dân phải sử dụng những thiết bị kích sóng trong khi họ vẫn phải trả tiền cho dịch vụ viễn thông hàng tháng? Đại diện 2 hộ gia đình bị bắt quả tang sử dụng thiết bị này ở quận Cầu Giấy cho biết, chất lượng phủ sóng của mạng di động khu vực này quá kém, thường xuyên mất sóng, hoặc chỉ còn một vạch sóng, khó khăn trong việc thực hiện cuộc gọi. Do nhu cầu nên gia đình buộc phải mua bộ kích sóng được bán trên mạng để sử dụng. Đáng nói, hầu hết người dân không hề biết hành vi tự lắp đặt các thiết bị kích sóng của mình là vi phạm pháp luật, chỉ đến khi bị “sờ gáy” thì họ mới vỡ lẽ. |
Mới đây, Trung tâm I đã phát hiện một hộ gia đình, ở phố Phùng Chí Kiên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy và một hộ gia đình ở phố Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, sử dụng thiết bị kích sóng trái phép làm trạm phát sóng BTS gần đó bị can nhiễu. Sau khi được đại diện Cục Tần số và Viettel thông báo, nhắc nhở, hai gia đình trên vẫn tiếp tục sử dụng. Trước sự việc đó, ngày 7/7, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội đã phải phối hợp với Công an TP.Hà Nội tiến hành thanh tra, bắt quả tang 2 gia đình trên sử dụng thiết bị vô tuyến điện trái phép làm can nhiễu mạng di động trong khu vực. Theo đó, một gia đình đã bị phạt 3,5 triệu đồng; còn một gia đình bị nhắc nhở, tịch thu thiết bị.
.Theo ông Nguyễn Văn Minh, Chánh Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội, để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp phải dựng trạm phát sóng, nhưng trong quá trình triển khai, các doanh nghiệp than khó do việc lắp đặt các trạm BTS không nhận được sự đồng thuận của người dân. “Bởi vậy, tình trạng người dân tại một số khu vực thường xuyên bị mất mạng di động vẫn mãi là một bài ca muôn thuở”, ông Nguyễn Văn Minh nói.
Cần tối ưu mạng, đáp ứng đủ dung lượng
Trong cuộc họp bàn về việc xử lý can nhiễu mạng di động giữa Trung tâm I với các nhà mạng mới đây, các bên đều thừa nhận, việc người dân sử dụng thiết bị kích sóng xuất phát từ nguyện vọng chính đáng muốn có sóng di động ổn định và gốc của vấn đề là phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Để khắc phục tình trạng này, các mạng di động Viettel, MobiFone sẽ tăng cường vùng phủ sóng, triển khai thay thế thiết bị kích sóng hợp chuẩn, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân.
Tuy nhiên, theo phản ánh của cả 3 nhà mạng Viettel, MobiFone và VinaPhone, việc phát triển hạ tầng mạng lưới tại các thành phố lớn như Hà Nội đang rất khó vì người dân không hợp tác, nhiều công trình BTS dù được cơ quan quản lý cấp phép nhưng không thể lắp đặt, vì người dân không đồng ý. Vì vậy, để khắc phục tình trạng “yếu sóng”, các nhà mạng cho rằng, rất cần sự ủng hộ của người dân và các cấp chính quyền sở tại để nhà mạng nâng cao chất lượng mạng phục vụ.
Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân hiểu rõ những quy định của pháp luật về việc sử dụng thiết bị kích sóng di động; đồng thời, thanh, kiểm tra việc cung cấp các thiết bị này trên thị trường; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động xử lý chất lượng sóng yếu trong quá trình giải quyết nhiễu có hại; kết hợp với các cơ quan chức năng xử lý các cơ sở bán các thiết bị kích sóng trái phép.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, không thể “trăm dâu” đổ tại... người dùng, vì lý do người dân không đồng ý lắp đạt trạm BTS chỉ là rất ít, không đáng kể. Quan trọng là các nhà mạng cần tối ưu mạng, đáp ứng đủ dung lượng và với những trạm BTS đông thuê bao cần phải nâng cấp tăng cấu hình để đảm bảo sóng tốt cho người dùng, tránh tình trạng sóng yếu rồi lại “vợt sóng” trái quy định. Hy vọng, với sự vào cuộc của tất cả các bên, “bài ca sóng yếu” sẽ sớm có hồi kết.
Nguyễn Hoài
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Thông tin doanh nghiệp 05/11/2024 10:03
Giới trẻ đổi mới thói quen tiêu dùng và quản lý tài chính cùng ngân hàng số MyVIB
Thông tin doanh nghiệp 04/11/2024 10:23
Giới trẻ tặng nhau chai nước uống sữa trái cây mãng cầu cho ngày mới đầy năng lượng
Thông tin doanh nghiệp 02/11/2024 11:32
"Anh trai vượt ngàn chông gai": Góp phần định vị điểm đến du lịch âm nhạc Việt Nam
Thông tin doanh nghiệp 01/11/2024 18:00
SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024
Thông tin doanh nghiệp 31/10/2024 17:30
Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024
Thông tin doanh nghiệp 31/10/2024 17:25
Niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư
Thông tin doanh nghiệp 31/10/2024 17:23
Văn Phú - Invest báo lợi nhuận sau thuế quý 3 tăng gần 240%
Thông tin doanh nghiệp 30/10/2024 18:43
Home Credit chung tay xây trường cho trẻ em ở Nghệ An
Thông tin doanh nghiệp 29/10/2024 14:31
VIB: Cá nhân hóa là không có giới hạn
Thông tin doanh nghiệp 29/10/2024 10:01