Vì sao trẻ chậm lên cân, viêm tai, mũi, họng liên tục?
Phương pháp điều trị viêm tai giữa ở trẻ mà không cần uống kháng sinh | |
Giật mình với biến chứng viêm màng não mủ từ viêm tai |
Trẻ bị nhiễm khuẩn tái diễn có nguy cơ suy giảm miễn dịch, cần được điều trị sớm (ảnh minh họa) |
Đều đặn mỗi tháng 1 lần
Chị Trang (Quận Hoàng Mai, Hà Nội) cứ đều đặn một tháng một lần lại đưa cậu con trai 15 tháng tuổi đến bác sĩ chuyên khoa Tai-mũi-họng kiểm tra tai.
Con trai chị bị bị viêm tai giữa từ lúc 4 tháng tuổi, từ lần đấy, cứ mỗi lần trở trời, bé bị viêm họng, sổ mũi. Nếu không xử lý kịp sang đến ngày thứ 2, bé lại viêm tai giữa.
Cùng cảnh ngộ như chị Trang, vợ chồng chị Quỳnh ở Hai Bà Trưng Hà Nội cũng phải thay nhau xin nghỉ phép vì con bị viêm tai mũi họng liên tục. Bé uống kháng sinh không thể lên cân được.
“Nhìn con xanh xao vì uống thuốc mà xót ruột quá bác sĩ ạ…cháu bị tái đi tái lại em không biết phải làm sao”, chị Quỳnh chia sẻ với PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.
Theo PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, việc trẻ bị viêm tai, mũi, họng tái diễn có thể do điều trị chưa dứt hẳn đợt viêm mũi họng cấp cho trẻ là một nguyên nhân thường gặp. Đây là lý do khiến bệnh của trẻ hay bị đi bị lại đồng thời làm cho bệnh dễ trở thành mạn tính hoặc gây ra các biến chứng của viêm mũi họng như viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm phế quản…
Bác sĩ Dũng cho biết, cách tốt nhất bố mẹ phải cho trẻ đến khám lại đúng hẹn ở bác sĩ đã khám và kê đơn điều trị cho cháu để bác sĩ đánh giá xem tình trạng thực tế của mũi họng: niêm mạc đã hết đỏ, hết phù nề, hết mủ… chưa, còn tồn tại những tổn thương mũi họng nào mà đợt thuốc vừa điều trị chưa giải quyết được để tiếp tục xử trí. …
Nguy cơ suy giảm miễn dịch
Là người nghiên cứu về tình trạng tái diễn bệnh của trẻ, ngày 7/12, trao đổi với phóng viên, PGS. TS Lê Thị Minh Hương, Trưởng khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp cho biết, hầu hết mọi người đều khỏi bệnh nhưng một số người lại bị bệnh tái diễn và tình trạng viêm nhiễm nặng, kéo dài bất thường. Nguyên nhân bất thường này do hệ miễn dịch của không đảm nhiệm được chức năng bảo vệ cơ thể.
PGS. TS Lê Thị Minh Hương cũng cho biết, có rất nhiều thể suy giảm miễn dịch được biết đến như suy giảm miễn dịch thể dịch (hay gặp nhất, có nghĩa là hệ miễn dịch không có khả năng sản xuất ra kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh), suy giảm miễn dịch tế bào, suy giảm chức năng bạch cầu đa nhân, bổ thể…
“Có những thể bệnh rất nặng nguy hiểm đến tính mạng (trẻ thường chết trước 1-2 tuổi), có thể nhẹ nhưng là nguyên nhân rất quan trọng gây lên tình trạng viêm nhiễm trùng tái diễn và diễn biến nặng ở trẻ”, PGS. TS Lê Thị Minh Hương chia sẻ.
Theo bác sĩ Hương, cha mẹ nên căn cứ vào những dấu hiệu sau để cho trẻ đi khám và điều trị suy giảm miễn dịch.
Cụ thể: Trên 8 lần viêm tai giữa/năm; Trên 4 lần viêm xoang nặng/năm; 2-3 tháng dùng kháng sinh và đáp ứng kém với kháng sinh; Trên 2 lần viêm phổi nặng/năm; Chậm lên cân (suy dinh dưỡng, ỉa chảy kéo dài); Áp xe cơ hoặc các cơ quan sâu (áp xe gan, áp xe phổi) tái diễn; Nấm miệng dai dẳng hoặc nấm da, nhiễm trùng vi khuẩn cơ hội; Phải dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch mới làm sạch được vi khuẩn…;Trên 2 ổ nhiễm trùng sâu (viêm màng não, cốt tủy viêm, nhiễm trùng huyết); Tiểu sử gia đình có người bị bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc có anh chị em chết sớm do nhiễm khuẩn nặng, không rõ nguyên nhân.
“Nếu trẻ có các dấu hiệu trên, hãy cho trẻ đến khám, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử của trẻ và gia đình làm một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng miễn dịch của trẻ. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể hướng điều trị dự phòng sớm”, PGS. TS Lê Thị Minh Hương khuyến cáo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30