Vì sao các dự án đường sắt đô thị đều chậm tiến độ và đội vốn?
"Vì thiếu người có kiến thức để nghiên cứu thấu đáo nên công tác chuẩn bị đầu tư sơ sài, đưa ra tổng mức ban đầu rất thấp".
Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng trong buổi làm việc ngày 12/9, với Hà Nội, TP HCM cùng "mổ xẻ" các nguyên nhân chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư của các dự án đường sắt đô thị.
Theo ông Nguyễn Hoằng, Vụ trưởng Kế hoạch Đầu tư (Bộ GTVT), tất cả dự án đường sắt đô thị đều tăng tổng mức đầu tư từ 60% đến gần 200%.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cũng cho biết, các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội đều tăng tổng mức đầu tư 60 - 70%, thậm chí có dự án còn tăng đến 200%.
Một trong các nguyên nhân là do việc giải phóng mặt bằng địa phương thực hiện chưa hiệu quả. Bên cạnh đó sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương cũng chưa quyết liệt. Đơn cử như việc giải quyết tiền đối ứng cho dự án không chỉ có Bộ GTVT giải quyết mà còn phụ thuộc vào Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính…
Đồng quan điểm, đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư nhìn nhận, hiểu biết của các đơn vị thực hiện trong nước còn kém nên phải dựa vào tư vấn của nhà tài trợ. Nâng tổng mức đầu tư nghĩa là nhà tài trợ đã buộc chúng ta phải vay thêm một khoản tiền tương đối lớn.
Hiện, trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM đang có 16 dự án ĐSĐT đã được phê duyệt và đang triển khai. Song, dự án nào cũng vấp phải tình trạng đội vốn, có những dự án mới phê duyệt và rà soát lại trên giấy tờ thì mức đầu tư đã tăng gâp 2 lần.
Tại Hà Nội, dự án tuyến ĐSĐT số 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo được phê duyệt vào tháng 11/2008, với tổng mức đầu tư 19.555 tỷ đồng, có chiều dài 11,5km. Trong đó, vốn vay JICA là 16.485 tỷ đồng, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 3.079 tỷ đồng). Thời gian thực hiện từ 2009-2015.
Tuy nhiên, ngay từ khi ký kết dự án và rà soát lại thì dự án này đã đội vốn khủng, dự kiến mức tăng lên khoảng 51.750 tỷ đồng (tăng 164%), gấp gần 3 lần so với dự kiến ban đầu. Về tiến độ thực hiện, dự án này cũng triển khai chậm so với kế hoạch ban đầu khoảng 3 năm, và với tiến độ thực hiện như hiện nay thì con số sẽ không dừng lại ở mức này. Hiện, dự án đang được Chính phủ và Bộ KH- ĐT thuê thẩm tra độc lập để xem xét về việc tăng mức đầu tư khủng.
Hay như dự án ĐSĐT tuyến Cát Linh- Hà Đông cũng được điều chỉnh tăng thêm 339 triệu USD và theo chủ đầu tư thì thời điểm chốt hoàn thiện dự án là 31/12/2015 cũng đang rất căng vì nhiều hạng mục đang chậm.
Tương tự, trên địa bàn TP.HCM, các dự án ĐSĐT cũng đều chậm và đội mức đầu tư lớn. Cụ thể như tuyến Bến Thành - Suối Tiên được phê duyệt vào năm 2007, với mức đầu tư là 17.387 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2007-2018. Song, dự án này cũng đã phải điều chỉnh tổng mức đầu tư vào năm 2011 là 47.325 tỷ đồng (tăng 172%), hoàn thành năm 2019, đưa vào vận hành năm 2020.
Tuyến Nhổn – Ga Hà Nội trước đây định làm ngầm từ Núi Trúc đến Ga Hà Nội rồi lại thay đổi. Chưa làm gì mới rà soát trên giấy đã tăng 70%, ban đầu chỉ có 530 triệu Euro. Khi bắt tay vào nghiên cứu kỹ thuật đã tăng lên hơn 1,1 tỉ Euro.
Đừng nghĩ vốn ODA là vốn được vay miễn phí vì nó còn kèm tiền lãi mẹ đẻ lãi con. Nếu cứ đội vốn, nếu cứ chậm tiến độ thì phần thiệt hại sẽ không lường trước được.
Đến thời điểm này, đa phần các dự án đường sắt đô thị đều chậm tiến độ, đội vốn rất lớn. Nguyên nhân là do nghẽn trong giải phóng mặt bằng và việc điều chỉnh các hạng mục thiết kế khả thi. Vấn đề đặt ra là tại sao sau khi điều chỉnh tổng đầu tư lại tăng gấp 2 lần so với ban đầu, phải chăng có việc cố tình bỏ thầu thấp để trúng dự án đường sắt.
PV (Tổng hợp)
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55