Về làng chuồn chuồn tre
Thạch Xá về tổng thể vẫn là làng thuần nông đang trong quá trình đô thị hóa. Đặt chân lên từng bậc tam cấp của chùa Tây Phương, nhìn những con chuồn chuồn tre xinh xắn được các bà, các chị, các em bầy bán cho du khách; đặc biệt khách nước ngoài rất yêu thích... hòa trong không gian trầm trầm của lịch sử, chúng tôi càng nhận thấy những nét quê, hồn quê dần hiện về ở làng có nghề sản xuất chuồn chuồn tre.
Cơ sở của gia đình anh Nguyễn Văn Tái, thôn 9 xã Thạch Xá, một trong những gia đình đầu tiên ở Thạch Xá mở rộng cơ sở sản xuất chuồn chuồn tre không chỉ ở địa phương mà còn trên phạm vi cả nước. Nhâm nhi ly trà, anh Tái cho biết: Nghề làm chuồn chuồn tre mới chỉ xuất hiện vài chục năm trở lại đây. Ban đầu ở Thạch Xá có khoảng chục hộ sản xuất, những năm gần đây gặp khó khăn về đầu ra, nên toàn xã hiện chỉ còn vài ba cơ sở sản xuất loại sản phẩm này.
58414
Cầm trên tay mấy con chuồn chuồn tre vừa mới làm xong, anh Tái cho hay, trông tưởng đơn giản thế, song thực ra làm cũng khá phức tạp, công phu. Tre được kỳ công lấy về từ miền ngược như Hòa Bình, Hà Giang... rồi phải cạo vỏ, pha thành mảnh nhỏ, phơi khoảng 4 đến 5 nắng, sau đó mới được sử dụng. Tre làm chuồn chuồn phải là loại tre bánh tẻ, đốt dài, không già không non để tre dẻo và ít mối mọt. Nếu muốn làm hàng đẹp hơn thì phải lấy trúc từ xã Phú Vinh, Phú Nghĩa, Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) vì trúc ở đó có chất lượng rất tốt. Sau đó đến các công đoạn gắn cánh, phun sơn, phơi... Chuồn chuồn tre không chỉ là những món quà trong các lễ hội truyền thống hay quà lưu niệm mà chúng còn được xuất sang Pháp, Mỹ, Nhật… Anh Tái cũng bật mý, để làm được chuồn chuồn tre cần phải có những người kinh nghiệm và có tay nghề cao.
“Nếu chính quyền giúp dân mở rộng được thị trường thì chắc chắn nghề làm chuồn chuồn tre sẽ phát triển. Tuy nhiên, hiện sản phẩm này không chỉ bí đầu ra mà còn thiếu vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Với giá thành chỉ 2-4 ngàn đồng một sản phẩm chuồn chuồn tre, giá trị xem ra không lớn, nhưng nếu biết chắt chiu, tính toán làm giàu ngay trên quê hương cũng không khó. Song để thực hiện được điều này là một vấn đề không đơn giản.”, anh Tái quả quyết.
Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Huyện uỷ Thạch Thất Nguyễn Doãn Hoàn cho hay: Thạch Thất luôn xác định bảo tồn phải gắn liền với phát triển. Huyện đã có kế hoạch phát triển làng nghề, trong đó có làng nghề làm chuồn chuồn tre sao cho các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy mà còn góp phần làm giàu cho dân.
Hằng Kiều - Tuệ Giang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Thể thao 22/11/2024 16:56
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Thể thao 21/11/2024 22:17
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
HLV Pep Guardiola sẽ ở lại Man City đến năm 2027
Thể thao 21/11/2024 11:49
Ghi dấu ấn với những khoảnh khắc “Sống lại tiếng yêu đầu” với đêm nhạc Michael Learns To Rock
Âm nhạc 20/11/2024 16:20
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ: Messi kiến tạo để Martinez ghi bàn
Thể thao 20/11/2024 10:51
Ấn tượng với show diễn Elise Thu Đông 2024
Thời trang 19/11/2024 10:15
Hoa hậu Thanh Thủy được chào đón nồng nhiệt ngày trở về
Giới sao 19/11/2024 00:36
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37