Vàng da bệnh lý: Nguy cơ ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ
Trẻ sơ sinh bị vàng da, cẩn trọng với teo đường mật bẩm sinh | |
Bạn có đang gặp vấn đề ở gan? |
PV: Thưa PGS, thời gian vừa qua có nhiều bà mẹ cho rằng, con vàng da đưa đến bác sĩ cũng không giải quyết được gì ngoài cho chiếu đèn, thay vì chiếu đèn cho con ra phơi nắng là đủ. Vậy thực chất vàng da sơ sinh là tình trạng thế nào, thưa PGS?
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng: Vàng da ở trẻ sơ sinh là do tăng bilirubin trong máu, đây là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tỷ lệ trẻ vàng da sơ sinh chiếm khoảng 80 – 85%. Song, ranh giới giữa vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý là rất mong manh.
Thông thường bất cứ em bé nào cũng phải trải qua tình trạng vàng da sơ sinh, vì trong thành phần hồng cầu của em bé khi nằm trong bụng mẹ có 1 chất Hemoglobin bào thai (Hb F). Khi ra ngoài đời, hồng cầu đó vỡ đi thay vào đó là Hemoglobin người trưởng thành (Hb A). Hemoglobin F khác Hemoglobin A ở chỗ, đời sống của Hemoglobin F ngắn hơn, nên sau khi ra đời nó sẽ vỡ nhanh hơn và nhiều hơn cho nên những sản phẩm của hồng cầu vỡ đó là chất bilirubin tăng đột ngột trong máu.
PGS Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ với phóng viên. |
Đối với những em bé bình thường không đẻ non, không ốm đau, bệnh tật gì thì cơ thể của em bé sẽ tự chuyển hóa sắc tố bilirubin đó qua gan, để không gây độc cho cơ thể. Nhưng nhiều trẻ vì một lý do nào đó như: đẻ non, bất đồng nhóm máu với mẹ, hoặc chức năng gan chưa hoàn chỉnh… thì chất sắc tố bilirubin sẽ tăng vọt nên trong máu. Và nếu nó tăng quá ngưỡng cho phép thì sắc tố bilirubin đó sẽ thấm vào não, gây hội chứng vàng da nhân não.
Khiến em bé có những triệu chứng bệnh như ly bì, bỏ bú, co giật và hôn mê. Chúng tôi gọi đây là chứng vàng da nhân não rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cho em bé. Nếu có cứu sống được, nhưng em bé này cũng chịu di chứng về não, ảnh hưởng giảm sút trí tuệ hay còn gọi là bại não do vàng da ở trẻ sơ sinh trong 7 ngày đầu. Như vậy, vàng da sơ sinh có 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Với vàng da sinh lý, trẻ chỉ bị 1-7 ngày là hết và không nguy hiểm. Nhưng các mẹ phải rất thận trọng với trẻ vàng da bệnh lý.
PV: Vậy xin PGS cho biết, cha mẹ có thể nhận biết vàng da bệnh lý qua những dấu hiệu như thế nào?
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng: Việc theo dõi và phát hiện các dấu hiệu vàng da bệnh lý lại không quá khó nếu các bà mẹ bỉm sữa biết các kỹ năng đơn giản sau: Tập trung theo dõi sát con trong 7 ngày đầu đối với tất cả các trẻ sinh non hoặc sinh thường. Đánh giá vàng da ở trẻ sơ sinh dưới ánh sáng tự nhiên (ánh sáng trời). Không nên quan sát dưới ánh đèn neon hoặc đèn thường vì sẽ không xác định được rõ trẻ có vàng da hay không.
Dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ từ trên mặt da giữ vài giây sau đó quan sát độ vàng của da ở vùng da vừa mới ấn nhẹ ngón tay xuống. Các bậc phụ huynh nên quan sát da trẻ theo thứ tự từ trên xuống dưới: Bắt đầu từ trán – ngực – bụng – đùi – cẳng chân. Nếu chỉ thấy vàng da từ trán xuống ngực thì không cần cho trẻ đi khám, chỉ cần theo dõi ở nhà. Nếu thấy trẻ vàng da đến bụng hoặc đến đùi, cẳng chân thì cần phải đưa trẻ đến cơ sở khoa Nhi có khoa sơ sinh để khám ngay.
Tại đây các bác sĩ sẽ đánh giá sâu hơn bằng hình thức khám lâm sàng và xét nghiệm định lượng bilirubin/máu. Thời gian vàng để điều trị hiệu quả cho trẻ mắc bệnh vàng da chỉ trong 7 ngày đầu sau sinh bằng biện pháp chiếu đèn hoặc phối hợp truyền dịch. Nếu để muộn hơn thời gian này thì da bé dày hơn và phương pháp chiếu đèn sẽ không còn hiệu quả.
Sai lầm thường thấy nhất là do phụ huynh thường đặt con trong buồng tối nên không nhận biết được trẻ bị vàng da. Ngoài ra, nhiều cha mẹ thấy con bị vàng da nhưng chỉ nghĩ là vàng da thông thường nên không đưa đi khám mà chỉ đưa bé ra phơi nắng, đến khi bé bỏ bú, đờ đẫn, nguy kịch mới đưa đi bệnh viện thì đã quá muộn.
PV: Nguyên nhân tại sao trẻ lại mắc bệnh vàng da? Cũng xin PGS cho biết đối tượng trẻ nào nguy cơ mắc cao hoặc là chắc chắn sẽ mắc bệnh lý này?
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng: Tất cả các cháu sinh ra đều có thể mắc vàng da bệnh lý. Từ sinh lý cũng có thể chuyển thành bệnh lý. Nhưng cũng có những trẻ có nguy cơ bị vàng da bệnh lý cao hơn như: Sinh non cân nặng thấp, mẹ có bệnh trong quá trình mang thai, con đẻ ra bị ngạt, có sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con. Trong khi, sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con chỉ có thể phát hiện bằng cách xét nghiệm nhóm máu. Cụ thể, ví dụ nếu nhóm máu mẹ là O, nhóm máu con là AB, thì đó là bất đồng nhóm máu và các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý.
PV: Khi trẻ bị vàng da, chúng ta có phương pháp điều trị nào thưa PGS?
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng: Cho đến nay thì khoa học và thực tế chữa bệnh ở tất cả các nước chúng tôi đi đến, thì việc phát hiện sớm vàng da, và chiếu đèn sớm là biện pháp hiệu quả nhất để điều trị căn bệnh này cho trẻ. Phương pháp này vừa không tốn kém, không gây hại…lại đem lại hiệu quả điều trị cao cho trẻ. Sau 1 – 2 ngày chiếu đèn, chất bilirubin hạ xuống là sức khỏe của trẻ trở về bình thường.
Và một điểm nữa, việc điều trị vàng da bằng việc chiếu đèn không hề ảnh hưởng đến mắt của trẻ như nhiều bà mẹ vẫn lần tưởng. Bởi khi chiếu đèn, trẻ em đều được che mắt bằng khăn đen. Hơn nữa, đèn chiếu trong bệnh viện là đèn chuyên dụng y tế, và khi chiếu phải chiếu đúng kỹ thuật nên các bậc phụ huynh có thể yên tâm.
Đối với những cháu chiếu đèn không hiệu quả, thì bác sĩ phải sử dụng phương pháp thay truyền máu. Tức là bác sĩ phải đặt ống chuyên dụng vào tĩnh mạch rốn của em bé, rút máu của em bé bỏ đi, sau đó lại chuyển máu mới vào… mới kéo được lượng sắc tố trong máu của bệnh nhi giảm xuống.
PV: Để phòng chứng vàng da ở trẻ, PGS có lưu ý gì dành cho các bậc cha mẹ, nhất là cho phụ nữ đang mang bầu?
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng: Như đã nói ở trên, nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời sẽ dẫn đến vàng da nhân não. Hậu quả là để lại di chứng suốt đời, thậm chí là tử vong cho trẻ. Do vậy, tốt nhất để phòng vàng da bệnh lý các bà mẹ mang thai cần khám thai định kỳ, đặc biệt các tháng cuối cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để không bị sinh non. Khi sinh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ theo dõi và đỡ đẻ. Đối với các cháu bị chớm vàng da, thì có thể tắm bằng nắng ấm mỗi sáng, nhưng nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa nhi để được điều trị kịp thời.
Xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng!
Minh Khuê
(Thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36