Trung Quốc đứng đầu top “thị trường hàng giả khét tiếng” thế giới
Ảnh minh họa.
Tin từ trang SBS của Australia dẫn lời đại diện thương mại Mỹ (USTR) Michael Froman cho biết, danh sách “thị trường hàng giả khét tiếng” (Notorious Markets List for 2013) liệt kê những thị trường bị cho là gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và việc làm của Mỹ thông qua xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Vị USTR này giải thích, từ “khét tiếng” được dùng để mô tả các thị trường hàng giả trong danh sách là bởi, đây là các ví dụ điển hình cho nạn giả mạo nhãn hiệu thương mại và xâm phạm bản quyền trên quy mô toàn cầu. Ngoài ra, quy mô cũng như mức độ phổ biến của các thị trường này có thể gây phương hại lớn về kinh tế đối với nước Mỹ.
Ông Froman nói, danh sách trên được soạn thảo nhằm mục đích giúp Mỹ và các quốc gia khác đặt ra ưu tiên trong vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. “Những thị trường mà chúng tôi đã nhận diện gây ra sự bất công cho người lao động Mỹ, làm suy giảm giá trị và khả năng tiêu thụ các sản phẩm của họ, và còn đe dọa việc làm của họ”, ông Froman phát biểu.
Vị USTR cũng nói rằng, người tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng xấu nếu tiêu thụ các loại hàng giả như thuốc, các sản phẩm chăm sóc cá nhân và phụ tùng ôtô.
Các chợ thực tế ở Trung Quốc bị bản báo cáo “điểm danh” vì bán hàng giả, nhái bao gồm Silk Market ở Bắc Kinh và Trung tâm bán buôn hàng dệt may ở Quảng Châu. Đại diện thương mại Froman xem đây là những khu chợ đóng góp chủ chốt cho hoạt động buôn bán hàng giả, nhái ở Trung Quốc và trên toàn cầu.
Báo cáo cũng cho biết, PC Malls, một chuỗi gồm 22 cửa hiệu máy tính cá nhân ở Trung Quốc, là một nguồn cung cấp lớn các loại phim, game và phần mềm vi phạm bản quyền.
Nhiều khu chợ ở Thái Lan đã bị đưa vào bản danh sách, bao gồm các trung tâm mua sắm MBK và Pantip Plaza ở Bangkok. Theo báo cáo, những nỗ lực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở những khu chợ này “gần như là vô hiệu”.
Có 6 khu chợ ở Ấn Độ bị bản báo cáo nhắc đến, bao gồm chợ Nehru Place ở New Delhi, nơi được xem là “ví dụ điển hình” của những địa chỉ có khối lượng lớn phần mềm vi phạm bản quyền và hàng giả được giao dịch.
Bên cạnh đó, bản báo cáo còn liệt kê chợ Seventh Kilometre ở Odessa, Ukraine, chợ La Salada ở Beunos Aires, Argentina. Tại đây, hàng giả được bán công khai - báo cáo cho biết. Chợ La Salada “nổi tiếng về mức độ sẵn có của hàng giả, hàng vi phạm bản quyền, đến nỗi có những tuyến xe bus chuyên đưa người mua hàng từ Paraguay và Uruguay tới chợ này”.
Các chợ trực tuyến bị đưa vào bản “danh sách đen” bao gồm The Pirate Bay của Thụy Điển. Trang này giúp người sử dụng tải về các nội dung có bản quyền mà không cần cấp phép. Tương tự, ở Canada có trang KickassTorrents, ở Hà Lan có Torrentz.eu.
Nguồn SBS, Dantri
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35