Triển khai Luật Giáo dục nghề nghiệp: Tuyển sinh đào tạo nghề sẽ đạt 80%
Theo Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH), qua báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, công tác tuyển sinh học nghề đạt hơn 2 triệu người (bằng 113,7% kế hoạch), trong đó, trình độ cao đẳng, trung cấp nghề được gần 221 nghìn người (bằng 78,8% kế hoạch); trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 1,8 nghìn người (đạt 120,2%). Số lượng sinh viên, học sinh và người tốt nghiệp khoảng hơn 1,5 nghìn người, trong đó tỷ lệ có việc làm chiếm 78,7%, cao đẳng nghề khoảng 72,5%, trung cấp nghề khoảng 71,8%. Cũng trong năm 2014, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đạt chỉ tiêu đề ra (gần 535.000 người). Công tác này sẽ ngày càng được tổ chức hiệu quả hơn theo tinh thần "chỉ tổ chức học nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc và mức thu nhập sau học nghề."
Ông Dương Đức Lân, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH) cho biết, từ 1/7/2015, khi Luật Giáo dục nghề nghiệp chính thức có hiệu lực thì chỉ tiêu tuyển sinh của hệ thống giáo dục nghề nghiệp là rất cao. Nếu mục tiêu nói chung cho đào tạo nhân lực, giáo dục nghề nghiệp chiếm tới hơn 80% thì đại học chỉ chiếm hơn 10%. Còn chiến lược dạy nghề đến năm 2020 cũng đã đặt ra mục tiêu rõ ràng cho từng năm. Tuyển sinh dạy nghề đặt mục tiêu tuyển mới 2.150 nghìn người (với 250.000 chỉ tiêu cho trung cấp nghề, cao đẳng nghề, còn sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng là 1.900 nghìn người).
Ông Lân cho biết thêm, trước khi Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực, tất cả các cơ sở đào tạo vẫn thực hiện tuyển sinh đào tạo như bình thường. Do đó, năm học 2014-2015, các trường đại học sẽ tiếp tục tuyển sinh cao đẳng, tổ chức đào tạo cho đến khi kết thúc khóa học và cấp bằng theo quy định. Sau khi Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực thi hành, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải tuân theo quy chế tuyển sinh đào tạo do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định. Đồng thời, quy định mới giúp hệ thống giáo dục nghề nghiệp thống nhất hơn, phù hợp với khu vực, quốc tế, tương thích với khung trình độ quốc gia đang được Bộ GD-ĐT và Bộ LĐTBXH xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét vào tháng 3/2015.
Theo khung trình độ quốc gia, giáo dục nghề nghiệp gồm 5 trình độ (từ sơ cấp đến cao đẳng). Mỗi bậc trình độ sẽ xác định chuẩn "đầu ra," từ đó tiến đến xây dựng chương trình đào tạo tương ứng với từng trình độ. Những sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng (bậc 5) đối với những ngành nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ sẽ được công nhận là kỹ sư thực hành. Đối với những ngành nghề không phải kỹ thuật công nghệ, sinh viên tốt nghiệp sẽ được công nhận là cử nhân thực hành. Điều này sẽ khuyến khích các bạn trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Như vậy, việc phân định giữa đại học và giáo dục nghề nghiệp sẽ giúp hệ thống đào tạo rõ nét hơn. Giáo dục đại học chú trọng về lý thuyết (hệ thống hàn lâm), hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ chú trọng về thực hành, rèn luyện kỹ năng nghề và khi ra làm việc, sinh viên sẽ trở thành người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
Cũng theo ông Lân, bên cạnh công tác rà soát lại số lượng các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên… năm 2015 cũng đã được xác định là năm tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai Luật Giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể, Bộ LĐTBXH sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 nghị định, 3 quyết định vào tháng 4/2015. Đồng thời, Tổng cục Dạy nghề đang dự thảo 24 Thông tư hướng dẫn các nội dung khác theo quy định của luật.
Ngoài ra, Tổng cục Dạy nghề đang triển khai xây dựng các trường nghề chất lượng cao với 6 tiêu chí. Tất cả nhằm hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giúp tăng năng suất lao động trong bối cảnh hội nhập với khu vực và quốc tế đang diễn ra sâu rộng.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30