Tiết kiệm trên 230 tỷ đồng/năm
Chuẩn bị liên thông các kết quả xét nghiệm khám bệnh |
Theo Bộ Y tế, liên thông xét nghiệm thực chất là việc cơ sở khám chữa bệnh này công nhận và có thể sử dụng kết quả xét nghiệm của cơ sở khám chữa bệnh khác trong một số trường hợp xét nghiệm đó có giá trị sử dụng và trên cơ sở tình trạng người bệnh.Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, việc “các bệnh viện chưa công nhận kết quả xét nghiệm của nhau dẫn đến tình trạng bệnh nhân cứ đến viện là phải làm xét nghiệm, chuyển viện lại phải làm xét nghiệm từ đầu.
Các kết quả xét nghiệm bệnh viện sẽ được liên thông. (ảnh Tuổi trẻ) |
Thậm chí nhiều bệnh nhân vừa làm xét nghiệm ở bệnh viện tỉnh nhưng hôm sau chuyển lên tuyến Trung ương vẫn bị chỉ định đi làm lại xét nghiệm đó.Điều này không chỉ gây lãng phí, tốn kém về tiền bạc mà còn gây ra phiền hà, bức xúc, làm mất rất nhiều thời gian cho một lần đi khám chữa bệnh.
Đấy là chưa kể một số nơi có tình trạng lạm dụng xét nghiệm, chỉ định xét nghiệm bừa bãi để trục lợi người bệnh, trục lợi quỹ Bảo hiểm Y tế” -Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đánh giá tại hội nghị triển khai tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học, hướng tới liên thông kết quả xét nghiệm vừa được tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua. Chính vì thế, việc liên thông xét nghiệm giữa các bệnh viện tới đây không chỉ được Bộ Y tế, các bệnh viện, cơ quan Bảo hiểm Xã hội mà đặc biệt là người dân hết sức quan tâm, kỳ vọng
Bởi theo tính toán của Bộ Y tế, chỉ cần giảm được 1% số xét nghiệm thì mỗi năm chỉ tính riêng số xét nghiệm không phải thực hiện tại các bệnh viện khoảng 4,75 triệu lượt. Tính trung bình mỗi xét nghiệm có giá 50.000 đồng thì việc các bệnh viện công nhận kết quả xét nghiệm của nhau giúp tiết kiệm 237,5 tỷ đồng.
Đặc biệt, Thứ trưởng Tiến cho rằng, việc liên thông sẽ giúp nâng cao kết quả chất lượng xét nghiệm, giảm những chi phí không cần thiết.Cơ sở nào làm chưa tốt thì phải tốt hơn, có sự kiểm tra lẫn nhau cả ngoại kiểm và nội kiểm.Hiện nay chất lượng xét nghiệm giữa các cơ sở y tế và giữa các tuyến chưa đồng đều.Vì thế để liên thông được, chất lượng xét nghiệm phải được bảo đảm độ chính xác và độ tin cậy.
Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Bộ đang xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm y học; đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm; danh mục xét nghiệm có thể liên thông. Trong đó, tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm được chia nhóm thành 12 thành tố liên quan đến chất lượng với 169 tiêu chí cụ thể được tính ra 268 điểm. Căn cứ vào số điểm đạt được kèm với một số tiêu chí bắt buộc sẽ xếp mức chất lượng phòng xét nghiệm…Bước đầu Bộ Y tế thí điểm mỗi chuyên ngành có 2-3 xét nghiệm được liên thông, sau đó từng bước mở rộng, xây dựng các danh mục xét nghiệm.
Cuối cùng, trong quá trình thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm, quyền chỉ định xét nghiệm cuối cùng thuộc về bác sĩ, tức kết quả xét nghiệm nào có thể công nhận ngay, xét nghiệm nào phải làm lại do bác sĩ trực tiếp quyết định. Đây là nguyên tắc rất cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của xét nghiệm cũng như hiệu quả trong điều trị. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, lộ trình triển khai việc liên thông kết quả xét nghiệm chia thành các giai đoạn cụ thể như sau:Hiện Bộ Y tế đã yêu cầu 122 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và bệnh viện hạng I rà soát, lập kế hoạch.
Chính thức từ 1/7 sẽ bắt đầu liên thông kết quả xét nghiệm tại 38 bệnh viện tuyến Trung ương, sau đó mở rộng đến các bệnh viện hạng 1 trước ngày 1/1/2018; đến năm 2020 thực hiện liên thông với các bệnh viện trong cùng một địa bàn tỉnh, thành phố và đến năm 2025 sẽ triển khai liên thông xét nghiệm ở tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00