Tiến sĩ. Nguyễn Tuyết Xương - chắp cánh ước mơ cho trẻ khuyết tật

Nhận công tác tại khoa Tai-Mũi-Họng-Mắt (Bệnh viện Nhi Trung ương) khi tuổi đời còn khá trẻ. Ngay từ những ngày đầu, bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương luôn tâm niệm phải nỗ lực cố gắng gấp nhiều lần so với những đồng nghiệp, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Nghĩ là làm, trong quá trình công tác, bác sĩ Xương không ngừng cố gắng học hỏi. Bên cạnh trao đổi chia sẻ kinh nghiệm từ đồng nghiệp, anh còn miệt mài nghiên cứu sách vở, tài liệu khoa học, tích cực tham gia các lớp tập huấn... để ngày càng hoàn thiện về mặt chuyên môn.

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bác sĩ Xương luôn khao khát được tự tay mình chăm sóc và làm được điều gì cho các bé bị khuyết tật đặc biệt là các bé bị điếc. Như chúng ta đã biết bệnh điếc ở trẻ nhỏ có thể là bẩm sinh (do bệnh di truyền, mẹ bị bệnh trong thời kỳ mang thai, do trẻ đẻ non, đẻ khó, bị ngạt...) hoặc xuất hiện ở tuổi chưa phát triển đầy đủ ngôn ngữ (trước 5 tuổi) do viêm tai, viêm não - màng não. Các bệnh nhiễm virus (như Rubella, sởi, quai bị…) hay nhiễm độc (đặc biệt là nhiễm độc thuốc) đều có thể gây điếc.

Điếc là một khiếm khuyết về giác quan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hòa nhập xã hội, sự phát triển tâm sinh lý. Có thể khắc phục khiếm khuyết này bằng phương pháp dùng máy nghe hoặc cấy ốc tai điện tử - Ốc tai điện tử là một bộ phận trợ thính, thay thế các tế bào lông ngoài bị tổn thương của tai trong. Nó kích thích các sợi thần kinh thính giác, cho phép người bệnh tiếp nhận được âm thanh. Cấy điện cực ốc tai là kỹ thuật khó, thường được chỉ định điều trị đối với trẻ nghe kém do nguyên nhân tại ốc tai khi các biện pháp điều trị khiếm thính khác không đạt hiệu quả.

Đặc biệt, cấy điện cực ốc tai có hiệu quả tích cực đối với trẻ em từ 12 tháng đến < 5 tuổi bị khiếm thính ở mức độ nặng và đã được đeo máy trợ thính tối thiểu 3 tháng trước phẫu thuật nhưng chưa đem lại kết quả như mong muốn. Sau khi thực hiện cấy ốc tai điện tử thành công, trẻ sẽ tiếp tục được tập luyện nghe, nói… nhưng chi phí cho một ca cấy ghép ốc tai điện tử khoảng từ 500-600 triệu, đây là con số không hề nhỏ. Điều mà bác sĩ Xương trăn trở đó là cần có sự quan tâm hơn nữa của các tổ chức xã hội cũng như những mạnh thường quân để phần nào giúp đỡ cho các hoàn cảnh khó khăn.

Từ những mong ước đó, bác sĩ Xương đã cùng với các bác sĩ bệnh viện Nhi trung ương tính đến tháng 1/2014 đã thực hiện thành công 152 trường hợp cấy điện cực ốc tai và cho kết quả khả quan - các bệnh nhi bắt đầu nghe được âm thanh. Bác sĩ Xương cho biết, ngay cả những trường hợp bệnh nhi bị dị dạng ốc tai, nhưng các bác sĩ vẫn có thể cấy được điện cực ốc tai và cho kết quả tốt.

Cũng theo anh, cấy điện cực ốc tai là một kỹ thuật phức tạp, mức độ thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kết quả phẫu thuật, chăm sóc hậu phẫu bao gồm cả quá trình theo dõi sau phẫu thuật và quá trình dạy nói cho bệnh nhi. Song phương pháp này đã mang lại cơ hội tái hòa nhập cộng đồng cao cho những trẻ em không may bị khiếm thính. Với cương vị trưởng khoa, bác sĩ Xương còn chỉ đạo anh chị em trong khoa thực hiện công tác tuyên truyền phòng chống bệnh, giáo dục và tư vấn về sức khỏe cho bệnh nhân mắc bệnh và thường xuyên tổ chức những chương trình tập huấn cho người thân của trẻ mắc câm điếc bẩm sinh.

Trong 5 năm qua, bác sĩ Xương trực tiếp khám sàng lọc khiếm thính tại Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa và Hà Nội. Trực tiếp khám cho hàng 100 ca nghe kém/1 năm. Ngoài ốc tai, xây dựng các nhóm chuyên môn sâu để điều trị các bệnh khác như: Sẹo hẹp thanh khí quản, soi treo vi phẫu thanh quản, phẫu thuật đầu cổ…Tổ chức khám từ thiện tại các trường câm điếc ở Hà Nội, Hải phòng và một số vùng sâu.

Trong công việc hàng ngày, bác sĩ Xương luôn gần gũi, ân cần với bệnh nhân, coi họ như thể người thân. Bên cạnh động viên an ủi, anh còn tích cực tư vấn, hướng dẫn để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân yên tâm trong quá trình khám chữa bệnh. Anh luôn gương mẫu, đi đầu trong việc nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, trong quá trình rèn luyện để xứng đáng là người thầy thuốc vừa hồng vừa chuyên, “Lương y như từ mẫu”. Với những nỗ lực không ngừng, bác sĩ Xương đã nhận được Bằng khen, giấy khen của khoa, viện vì đã có những thành tích xuất sắc trong quá trình công tác.

Để có được thành quả như ngày hôm nay, bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương Trưởng Khoa Tai-Mũi-Họng-Mắt của Bệnh viện Nhi Trung ương, luôn khiêm tốn cho rằng thành công của anh chính là công lao của tập thể. Đối với anh, thành quả lớn nhất mà anh đã đạt được chính là sự tin cậy của lãnh đạo, đồng nghiệp và đặc biệt là sự mến yêu, tin cậy của những bệnh nhân.

Thu Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội, anh Chu Thái Sơn không chỉ cùng Ban lãnh đạo Công ty thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo đời sống việc làm, thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, mà bản thân anh cũng đã trực tiếp đưa ra những sáng kiến cải tiến để tăng năng suất lao động, mang lại giá trị làm lợi lớn cho doanh nghiệp.
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Năng động, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm; luôn nhiệt huyết, hết mình vì hoạt động công đoàn, vì đoàn viên, người lao động… đó là những ấn tượng về bà Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, 1 trong số 10 gương mặt tiêu biểu vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm 2024.
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

(LĐTĐ) Ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao theo công nghệ nước chảy “Sông trong ao”, anh Nguyễn Văn Thiêm (xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì) cho ra sản lượng 300 tấn cá/năm, doanh thu đạt 7 tỷ đồng, mang lại việc làm cho hơn chục lao động tại địa phương. Vừa qua, anh vinh dự được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Nông dân Thủ đô xuất sắc” năm 2024.
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

(LĐTĐ) Vừa qua, cô giáo Phùng Thúy Hằng (Trường Tiểu học Tô Hiệu) đã được Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín (Hà Nội) vinh danh "Người tốt việc tốt tiêu biểu năm 2024". Không chỉ là một cô giáo yêu nghề, giỏi chuyên môn, miệt mài đứng trên bục giảng, bước chân cô còn đi khắp các nẻo đường làm thiện nguyện.
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) Về thôn Vĩnh An, xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ai cũng biết đến anh Nguyễn Văn Toán, một Bí thư Chi bộ, trưởng thôn năng động. Anh Toán luôn tích cực tuyên truyền, vận động anh em, bạn bè, ủng hộ cho thôn để làm đẹp quê hương mình; vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao đời sống và tinh thần cho người dân nơi đây.
Xem thêm
Phiên bản di động