Thấy gì đằng sau việc đại gia đổ vốn lớn làm nông nghiệp?
Hàng loạt đại gia quay về với nông nghiệp Sức hấp dẫn khó cưỡng đã khiến hàng loạt đại gia quay về với nông nghiệp, thúc đẩy cuộc "cách mạng xanh" ở Việt Nam vào đà tăng tốc nhanh chưa từng có. |
Nông nghiệp sẽ bứt phá
Sau sự khởi đầu khá thành công của TH, công ty CP Hoàng Anh Gia Lai cũng đã đầu tư vào nông nghiệp khi tiến hành trồng mía, ngô, cọ dầu tại Lào và nuôi hàng trăm nghìn con bò thịt tại Gia Lai và một số địa phương khác với mục tiêu hết năm 2015 có 100.000 con trong đó có 87.000 bò thịt và 13.000 bò sữa.
Trong lĩnh vực trồng trọt, Tập đoàn Vingroup cũng đã thành lập công ty VinEco chuyên về sản xuất nông nghiệp với số vốn ban đầu lên đến 2.000 tỷ đồng, mục tiêu sản xuất các loại rau, củ sạch phục vụ tiêu dùng trong nước.
Tập đoàn Him Lam cũng đặt niềm tin vào nông nghiệp, liên kết với ngân hàng và chọn cây mắc ca để đầu tư với tổng giá trị đề án khoảng 20.000 tỷ đồng.
Tập đoàn Hòa Phát, chuyên sản xuất, kinh doanh thép cũng không giấu diếm kế hoạch “vươn vòi” vào lĩnh vực nông nghiệp khi quyết định thành lập Công ty TNHH Một thành viên Thương mại và sản xuất Thức ăn Chăn nuôi Hòa Phát với vốn điều lệ 300 tỷ đồng.
Trao đổi với BizLIVE về xu hướng này, theo ông Tuấn nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế được chứng tỏ qua con số tăng trưởng xuất khẩu trong những năm qua và là ngành duy nhất có thặng dư về xuất khẩu. Đồng thời, chỉ số icor của ngành thấp hơn các ngành khác.
Trong khi đó, tỷ lệ đầu tư vào nông nghiệp thời gian qua chỉ ở mức thấp, chiếm khoảng 6% trong tổng đầu tư toàn xã hội và có một nửa là đầu tư của nhà nước. Doanh nghiệp đầu tư các ngành cho lợi nhuận trong ngắn hạn như bất động sản, chứng khoán.
“Song ở lĩnh vực kể trên đã bước vào giai đoạn “xì hơi” do đó cơ hội đã hết, Chính phủ cũng đưa ra hàng loạt chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp do đó doanh nghiệp đã quay lại ngành này”, ông Tuấn phân tích.
Cũng theo ông Tuấn, xu hướng đầu tư vào nông nghiệp có tính bền vững, dài hạn, tính đến chuyện 30-50 năm thay vì “ăn xổi” chỉ trong 5-10 năm.
“Việc doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp, nông dân được lợi vì doanh nghiệp sẽ hỗ trợ thị trường, chỉ đạo kỹ năng quản lý, khắc phục tình trạng xuất khẩu thô”, ông Tuấn cho hay.
Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan cũng cho biết, bà hoan nghênh chiều hướng đầu tư vào nông nghiệp của các doanh nghiệp lớn hiện nay.
“Phải có những tập đoàn lớn có quy mô, có tiềm lực vốn và kinh nghiệm thương trường dày dạn đầu tư thì nông nghiệp mới mong có được sự bài bản, phát triển theo hướng chúng ta đang mong muốn là quy mô lớn, cơ giới hóa, chất lượng cao, được kiểm soát từ đầu đến cuối”, bà Lan nói.
Cạnh tranh từ doanh nghiệp nước ngoài
Mặc dù đánh giá việc doanh nghiệp Việt Nam đổ vốn vào lĩnh vực nông nghiệp song theo ông Tuấn doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp thách thức lớn từ doanh nghiệp nước ngoài.
Ông Tuấn cho biết, trong lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài FDI đổ vốn vào rất ít, chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng FDI vào Việt Nam và chỉ ở một số ngành mà hiện cầu trong nước rất mạnh như thức ăn chăn nuôi.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI có 3 lợi thế chính về vốn, công nghệ, thị trường. Cụ thể về vốn, doanh nghiệp FDI có thể huy động với lãi suất thấp hơn và dài, ổn định hơn. Công nghệ tốt, có nhiều kinh nghiệm, có viện nghiên cứu riêng và thứ 3 là khả năng tiếp cận thị trường các nước đó.
Ở trường hợp cụ thể là Tập đoàn Hòa Phát đầu tư 300 tỷ đồng vào lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, ông Tuấn cho rằng, chỉ khi đầu tư dài hạn, bài bản mới có thể cạnh tranh được.
Ông Tuấn đánh giá, doanh nghiệp có thể chuyển đầu tư trực tiếp đang nằm trong khối bất động sản sang nông nghiệp, chấp nhận tình huống trong ngắn hạn chưa chắc đã cạnh tranh được còn hơn là đầu tư vào lĩnh vực thua lỗ.
Về vấn đề công nghệ, doanh nghiệp có thể liên doanh, liên kết, nhập công nghệ trên thế giới và áp dụng vào sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó là việc tận dụng các lợi thế về thị trường, về việc tiếp cận ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng.
Nên xem
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday
Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm
Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh
Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?
Thị trường 25/11/2024 07:27
Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng
Thị trường 25/11/2024 07:25
Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?
Thị trường 25/11/2024 06:22
Giá vàng hôm nay 25/11: Chưa có dấu hiệu giảm
Thị trường 25/11/2024 06:13
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Thị trường 24/11/2024 08:06
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Thị trường 24/11/2024 07:51
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Thị trường 24/11/2024 06:50
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07