Tăng lương để người lao động đủ sống

Ngay sau khi Tổng LĐLĐ Việt Nam có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ (ngày 5/10) đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng năm 2016 lên 14,4%, nhiều CNLĐ đã  hết sức phấn khởi vì tổ chức công đoàn luôn thấu hiểu và đồng hành cùng họ.
Tăng lương phải giúp tăng mức sống của NLĐ

Công nhân vui

Nguyễn Thị Hiền, nữ CN đang làm việc tại khu CN Bắc Thăng Long, chia sẻ, mấy ngày nay CNLĐ rất phấn khởi trước tin Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng năm 2016 lên 14,4%, dù trước đó, ngày 3/9, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp, bỏ phiếu thông qua phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2016 là 12,4%. Chúng tôi tin đề xuất của Tổng Liên đoàn sẽ được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận vì Tổng LĐLĐ Việt Nam đã nói lên ước nguyện và cũng là lời đề nghị khẩn thiết của CNLĐ.

Tăng lương để người lao động đủ sống
CN vất vả tăng ca để tăng thu nhập. (ảnh minh họa)

Hiền cho biết, mặc dù được Nhà nước, thành phố và các cấp, ngành quan tâm song đời sống CNLĐ vẫn vô cùng chật vật, nhất là đối với CN ngoại tỉnh có con nhỏ và phải thuê nhà ở. “Lương của tôi được 4 triệu/tháng, chồng là lao động tự do, ngày có việc ngày không, trong khi con trai hơn 3 tuổi đang mang bệnh hiểm nghèo thường xuyên phải đi viện nên dù tằn tiện cỡ nào thu nhập của 2 vợ chồng cũng không đủ chi tiêu. Công việc 8 -10 giờ mỗi ngày đã quá vất, song CN nào cũng muốn được tăng ca, thậm chí sẵn sàng bỏ công ty cũ sang công ty mới chỉ để được tăng ca”, Hiền chia sẻ.

Cũng như Hiền, Phạm Thị Oanh, công nhân khu công nghiệp Phú Nghĩa, rất vui khi biết tổ chức CĐ luôn bên cạnh bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng và chia sẻ khó khăn với CNLĐ. Tôi ở cùng bố mẹ, ngoài chi tiêu cá nhân tiền lương hàng tháng không để lại được là bao. Với những CN phải đi thuê nhà, phải nuôi con nhỏ thì quả là gian nan. “Nhìn bữa ăn của CN thì không khỏi xót xa, chỉ rau với đậu. Ăn uống như vậy làm sao tái tạo được sức lao động”, Oanh cho biết.

Cán bộ CĐ phấn khởi

Được biết, trước đề nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vẫn giữ quan điểm tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 12,4% đã là cao, bởi mức lương tối thiểu chỉ nên bằng 40 – 60% mức lương trung bình, khoảng còn lại để thương lượng.

Theo điều tra của Tổng Liên đoàn, có 19,9% NLĐ cho biết tiền lương hiện nay không đủ sống; 72% NLĐ phải chi tiêu tằn tiện và rất tiết kiệm mới đủ trang trải cho cuộc sống; chỉ có 8 % NLĐ có có tích luỹ. Điều này lý giải tại sao có 62% số lao động Việt Nam phải làm thêm giờ để có thêm thu nhập, trang trải cho cuộc sống. Chính vì vậy đại diện VCCI cho rằng, tăng lương 12,4% đã là cao là không đúng vì chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của NLĐ. Nâng lương phải để NLĐ đủ sống, dần dần có tích lũy và có điều kiện học hành, nâng cao trình độ.

Trao đổi với PV ông Nguyễn Đình Sỹ, Chủ tịch LĐLĐ huyện Chương Mỹ, cho biết, không chỉ CNLĐ vui mà những cán bộ CĐ cấp trên cơ sở, cán bộ CĐCS cũng rất phấn khởi khi Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có văn bản đề nghị tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 14,4%. Điều 91 Bộ luật Lao động quy định: “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”. Trong khi đó, theo điều tra của Tổng Liên đoàn, có 19,9% NLĐ cho biết tiền lương hiện nay không đủ sống; 72% phải chi tiêu tằn tiện và rất tiết kiệm mới đủ trang trải cho cuộc sống; chỉ có 8% có tích luỹ. Điều này lý giải tại sao có 62% số lao động Việt Nam phải làm thêm giờ để có thêm thu nhập, trang trải cho cuộc sống. Chính vì vậy đại diện VCCI cho rằng, tăng 12,4% đã là cao là không đúng vì chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của NLĐ. Nâng lương phải để NLĐ đủ sống, dần dần có tích lũy và có điều kiện học hành, nâng cao trình độ.

Còn theo ông Phan Thanh Dũng, Chủ tịch LĐLĐ huyện Đông Anh, Tổng LĐLĐ Việt Nam phân tích có 4 lý do để đề nghị Thủ tướng Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 14,4%. Đó là tình hình kinh tế 9 tháng đầu năm 2015 đã khởi sắc, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đã có sự tăng trưởng cao, GDP đạt 6,5%. Dự báo kinh tế xã hội 2016 có nhiều triển vọng và thuận lợi hơn năm 2015. Bên cạnh đó, điều chỉnh tiền lương tối thiểu năm 2016 lên 14,4% để thực hiện nghiêm túc quy định của Luât Lao động và thực hiện lộ trình đến 2017 tiền lương tối thiểu đáp ứng được mức sống tối thiểu và cũng là bước chuẩn bị cho việc thực hiện điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội vào năm 2018. Thứ nữa, có ý kiến cho rằng, do năng suất lao động của nước ta còn thấp, nên mức điều chỉnh tăng lương tối thiểu cũng phải thấp tương ứng. Ý kiến trên là chưa đầy đủ, vì năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng là trình độ công nghệ và quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi tiền lương tối thiểu chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu thì rất khó có thể yêu cầu người lao động làm việc với năng suất cao.

“Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu phù hợp cũng chính là yếu tố quan trọng để tránh những bức xúc trong công nhân lao động, đồng thời giúp CNLĐ phấn khởi làm việc, cống hiến cho DN”, ông Dũng khẳng định.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Phép màu của tình yêu

Phép màu của tình yêu

Trong cuộc sống, ai cũng từng khao khát có được một phép màu diệu kỳ - một điều gì đó có thể thay đổi vận mệnh, mang lại hạnh phúc, và làm dịu đi những nỗi đau. Đặc biệt là trong tình yêu, nơi mà hy vọng và nỗi lo lắng đan xen nhau, ta dễ bị cuốn vào những giấc mơ về một hạnh phúc vĩnh cửu.
Những thủ lĩnh Công đoàn hết lòng vì người lao động

Những thủ lĩnh Công đoàn hết lòng vì người lao động

Phát huy vai trò là cầu nối giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các Chủ tịch Công đoàn cơ sở - “hạt nhân” nòng cốt tại các doanh nghiệp, luôn nỗ lực thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Thực hiện quy định tại Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch.
Sẻ chia giọt máu yêu thương: Những người thầm lặng noi gương Bác

Sẻ chia giọt máu yêu thương: Những người thầm lặng noi gương Bác

Cuộc sống hiện đại luôn đầy ắp những bộn bề, nhưng trong những lúc khó khăn, ta vẫn có thể tìm thấy những câu chuyện giản dị mà cảm động về lòng nhân ái. Những gia đình, cá nhân hiến máu tình nguyện là những người như vậy. Họ không chỉ chia sẻ giọt máu của mình, mà còn là những người học theo tấm gương của Bác Hồ, luôn sống vì người khác, vì cộng đồng. Hành động của họ không chỉ cứu sống mà còn gieo mầm yêu thương, đoàn kết trong xã hội.
Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2025 ước đạt hơn 202 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2025 ước đạt hơn 202 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 3 ước đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá quý I/2025 ước đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 tăng 8,6%

Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 tăng 8,6%

Tháng 3/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 570,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.708,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với quý năm I/2024.
Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm. Phương án thí điểm nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc và cải thiện môi trường đô thị tại khu vực trung tâm của Thủ đô.

Tin khác

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Sau những trận thiên tai nghiêm trọng, đời sống người dân nói chung, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như: Nông dân, công nhân, lao động phổ thông… bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, mất việc làm, giảm thu nhập là những hậu quả rõ nét nhất. Do đó, việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn là yếu tố quan trọng để giúp họ phục hồi và thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Nối tiếp những thành công và mục tiêu của 4 mùa trước, Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng 2025” sẽ đề cao tính chuyên sâu, để cùng với các cơ quan truyền thông, giúp người dân hiểu sâu hơn cũng như có giải pháp nâng cao chất lượng đời sống an sinh xã hội trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh.
Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Tâm lý thuê người trong họ xây dựng, trông coi công trình sẽ yên tâm hơn thuê người ngoài. Bởi đã là người nhà thì trách nhiệm với công trình không khác gì đối với ngôi nhà của chính họ. Thực tế cho thấy, không ít mâu thuẫn tình cảm và pháp lý giữa các bên lại bắt nguồn từ những nhận định đơn giản này.
Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Trong tháng 4 tới, người lao động sẽ có liên tiếp 2 kỳ nghỉ trong cùng một tháng, bao gồm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3 ngày, và lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày liên tục…
Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Quyết định số 1577/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân thành phố Hà Nội năm 2025.
Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) vừa đưa ra cảnh báo hành vi lừa đảo người lao động đăng ký tuyển chọn đi làm việc nghề hàn, nghề khuôn mẫu tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc).
Công nhân mong mỏi được tăng lương

Công nhân mong mỏi được tăng lương

Tiền lương là mối quan tâm hàng đầu của công nhân, người lao động (NLĐ) khi đi làm. Đặc biệt, trong điều kiện giá cả tiêu dùng đắt đỏ, chi phí sinh hoạt nhiều, công nhân, người lao động (NLĐ) càng mong mỏi được tăng lương để trang trải cuộc sống và có một chút tích lũy.
Đến 30/6/2025 tỉnh Hoà Bình phấn đấu xoá xong 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Đến 30/6/2025 tỉnh Hoà Bình phấn đấu xoá xong 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hoà Bình, toàn tỉnh có 3.194 nhà tạm, nhà dột nát. Hiện đã xây mới, sửa chữa 2.198 nhà, vẫn còn 996 nhà cần tiếp tục thực hiện xây mới, sửa chữa. Mục tiêu được UBND tỉnh đặt ra, trong tháng 6/2025 hoàn thành xong việc xây dựng, sửa chữa toàn bộ số nhà này.
Số vụ tai nạn lao động vẫn tăng

Số vụ tai nạn lao động vẫn tăng

Báo cáo về tình hình tai nạn lao động năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũ (nay là Bộ Nội vụ) cho thấy, số vụ tai nạn lao động và số người bị nạn đều tăng.
Chỉ huy Công an Hà Nội còn hơn 12 năm công tác xin nghỉ trước tuổi

Chỉ huy Công an Hà Nội còn hơn 12 năm công tác xin nghỉ trước tuổi

Sáng 27/2, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ công bố Quyết định về việc nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí đối với 23 đồng chí lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng, Công an cấp huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động