Sức khỏe con người đang bị đe dọa!
Những mối nguy hại cơ thể phải đối mặt khi lưu thông máu kém | |
5 lý do khiến tuổi già trở nên tuyệt vời | |
Bất ngờ với khả năng chống ung thư của trái gấc |
Theo thống kê của Cục quản lý môi trường (Bộ Y tế), hiện Việt Nam có khoảng 15 triệu trẻ em thấp còi liên quan đến vệ sinh kém, hầu hết số này sống ở vùng sâu, vùng xa và vùng nông thôn (tỉ lệ trẻ em nông thôn thấp còi là 25%, vùng núi là 28-31%); đối với trẻ 5 tuổi ở các cộng đồng sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh sẽ thấp hơn 3,7cm và giảm 5-11 điểm IQ so với trẻ em sống tại cộng đồng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (NTHVS). Từ đó, mỗi ngày, có 15.000 tấn phân tươi thải trực tiếp ra môi trường, nguồn nước.
Người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau lũ lụt. (Ảnh minh họa) |
Ths. Nguyễn Ngọc Lý – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng (VUSTA) cho biết, môi trường chính là nền tảng của vấn đề sức khỏe. Khi môi trường bị biến đổi thì vấn đề khủng khiếp con người phải đối mặt là lũ lụt, hạn hán… và sau những biến đổi khí hậu (BĐKH) thì kéo theo là những bệnh dịch nguy hiểm, thậm chí là đại dịch.
“Khi tầng ozon bị “thủng” những tia cực tím sẽ chiếu thẳng vào mọi thứ trong đó có con người và gây lên những vấn đề về sức khỏe. Mọi vật sẽ bị mất đi sự đa dạng vốn có, điều này tiếp tục tác động đến sức khỏe của con người. Bởi, khi hệ sinh thái mất đi thì cá có thể chết; nước sẽ ô nhiễm; không khí bị ô nhiễm… cái giá chúng ta sẽ phải trả là vô giá” – Ths Lý nhấn mạnh.
Để rõ hơn, Ths Lý cũng đưa ra một ví dụ về sự “trả giá” của con người khi hủy hoại môi trường sống từ những bài học đã có như: Ở Nhật Bản, cách đây 60 năm người Nhật đã ăn phải cá biển có chứa thủy ngân và hậu quả để lại cho nhiều thế hệ sau phải gánh chịu là những ảnh hưởng về sức khỏe không thể bù đắp được. Còn ở Việt Nam, việc xả thải của Formusa đã gây ra hàng loạt cá chết tại vùng biển ở miền trung là một trong nhiều minh chứng rõ nét của việc thiên nhiên “quay lưng” lại với con người.
“Bảo vệ môi trường đã khó nhưng làm ô nhiễm thì rất dễ, nếu chúng ta cứ vô tư phóng uế, vô tư xả thải những chất độc hại từ nhà máy, xí nghiệp… không qua xử lý ra môi trường thì những độc hại đó ngay lập tức có thể giết chết chúng ta chứ không còn là câu chuyện của ảnh hưởng sức khỏe đơn thuần” – Ths Lý cảnh báo.
Đồng quan điểm với Ths Lý, TS. Đào Trọng Tứ - Chuyên gia Thể chế và Tài nguyên Nước và Biến đổi khí hậu cho hay, vấn đề nóng bỏng, bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sức khỏe, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân chính của các xung đột môi trường thường gặp trong giai đoạn 2011-2015: Do sản xuất công nghiệp; các hoạt động làng nghề, do các bãi chôn lấp rác không hợp vệ sinh; do hoạt động phát triển thủy điện và khai thác khoáng sản sản xuất nông nghiệp…
TS Tứ cũng đưa ra những cảnh báo ra như: hiện nay ở Tây Nguyên, đất bị thoái hóa nặng tập trung ở địa hình gò đồi và núi cao. Hoang hóa đất cũng có xu hướng tăng ở khu vực Nam Trung Bộ do sự biến đổi bất thường của khí hậu, thời tiết, làm suy kiệt ngồn nước và gia tăng diện tích đất hoang mạc ở các vùng khô hạn, bán khô hạn. Một số vùng hiện nay đất bị nhiễm mặn và nhiễm phèn như: Thái Bình, Hải Dương và Quảng Ninh…
Nói về nguyên nhân của những hệ lụy trên, TS Hải chỉ ra rằng, nhiều tỉnh, huyện, xã chưa có văn bản chính thức của chính quyền hay ngành y tế chỉ đạo việc phòng, chống hay ứng phó với bệnh tệt liên quan đến BĐKH; chính quyền, ngành y tế từ tuyến tỉnh đến xã chưa thực sự quan tâm đến bệnh có liên quan đến BĐKH; cán bộ y tế chưa quan tâm và chưa biết rõ bệnh nào liên quan đến BĐKH; có đến 50% người dân chưa biết đến BĐKH và những kiến thức về nó…
Còn theo một nghiên cứu gần đây của Cục quản lý môi trường, 10% hộ gia đình nông thôn chưa có nhà tiêu; 20 triệu người dân nông thôn chưa tiếp cận với NTHVS. Tỉ lệ bao phủ nước sạch và NTHVS trạm y tế xã đến năm 2015 (Đắc Lắc: 96%, Đăk Nông: 90%, Gia Lai: 83%, Kom Tum: 80%, Lâm Đồng: 94%, Ninh Thuận: 90%, Bình Thuận: 80%); tỉ lệ trường học có nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh là 91% (trong đó có nơi như Gia Lai chỉ đạt 51%).
Bàn về các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường và hiệu quả công tác bảo vệ môi trường sống vì sức khỏe cộng đồng trong thời gian tới, TS Tứ cho rằng, cần rà soát, sửa đổi, ban hành bổ sung các văn bản chính sách, pháp luật đặc thù về môi trường không khí…; hoàn thiện tổ chức, phân công chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý môi trường không khí từ trung ương đến địa phương; đẩy mạnh kiểm soát nguồn phát khí thải, kiểm soát môi trường không khí đô thị…; Tăng cường đẩy mạnh các giải pháp xanh nhằm giảm thiểu lượng khí thải hiệu ứng nhà kính, ứng phó hiệu quả với BĐKH. Còn với việc 20 triệu người dân nông thôn hiện nay chưa được tiếp cận với NTHVS, TS Tứ cũng hy vọng, trong thời gian tới cần có sự chung tay của cộng đồng trong đó vai trò của Chính phủ là vô cùng quan trọng.
Thu Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46