Sữa “tung chiến thuật” tăng giá trước ngày phải đăng ký lại
Tối hậu thư cho giá sữa! | |
Cắt phí quảng cáo, giá sữa vẫn "trên trời" | |
Xoay quanh vấn đề vi phạm giá sữa: Hành vi lách luật phải xử lý nghiêm | |
“Tách” chi phí quảng cáo ra khỏi giá sữa |
Bộ Tài chính yêu cầu, đến 15/4 tới, các doanh nghiệp (DN) phải đăng ký lại giá sữa sau khi rà soát, tiết giảm các chi phí, đặc biệt là loại chi phí quảng cáo ra khỏi giá thành. Nhưng sát ngày đăng ký lại, giá sữa có dấu hiệu tăng.
Các hãng sữa tung ra nhiều mẫu mới với giá bán cao hơnđể đón đầu thời điểm đăng ký lại giá mới - Ảnh: Lã Anh |
Rậm rịch tăng giá
Những ngày gần đây, vài khách quen của các đại lý, cửa hàng sữa cho hay đã nhận được “mách nhỏ” từ người bán về việc một số loại sữa có thể tăng giá, như: “sữa Abbott sắp tăng khoảng 8%”, “Dutch Lady bản Gold mới đắt hơn nhiều”…
Những lời mách nhỏ này không phải không có cơ sở. Bởi tuy các mẫu sản phẩm mới dòng Dutch Lady của Friesland Campina chưa hiện diện trên thị trường, nhưng theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), hãng này đã đăng ký từ 1/4, sẽ ra mắt 9 mẫu sữa mới, gồm: Dutch Baby Gold Mau lớn, Tập đi, Tò mò, Khám phá, Sáng tạo… trọng lượng 400-1.500 gr, có giá bán cao hơn hẳn các sản phẩm Dutch Baby cũ cùng tên nhưng không “gold” từ vài chục đến cả trăm nghìn đồng/hộp; và cao hơn cả sản phẩm Dutch Lady Gold 123 hiện nay.
Các khách hàng đang cho con uống sữa Mead Johnson Nutrition cũng thắc mắc sau khi tách độ tuổi cho sản phẩm Enfamil và Enfagrow, họ phải chi thêm tiền để mua sữa cho con. Các bà mẹ có con dưới hai tuổi trước đây mua Enfagrow số 3 loại 900gr (từ 12-36 tháng tuổi) giá 355 nghìn đồng, thì hiện được tư vấn đổi sang Enfamil số 3 loại 900gr (từ 12 - 24 tháng tuổi) giá tận 450 nghìn đồng/hộp. Với trẻ trên hai tuổi, trước đây có thể uống Enfagrow số 3, nay phải đổi thành Enfagrow số 4 mẫu mới giá cao hơn loại số 3 trước đây 20 nghìn đồng/hộp.
"Các giải pháp với giá sữa hiện nay vẫn đang quá vụn vặt, dạng như “bắt cóc bỏ đĩa”, làm sao có thể kéo được giá sữa giảm xuống”. Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội |
Theo một số đại lý sữa, Abbott cũng đang chuẩn bị ra mắt một số mẫu sản phẩm mới và theo thông lệ “mỗi khi có sản phẩm mới, giá sẽ tăng thêm”, chủ một đại lý bánh kẹo, rượu bia, sữa trên đường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) cho hay.
Không tăng giá bán, nhưng gần đây, Công ty Nestle cũng cho thấy động thái không giảm giá sữa sau khi được yêu cầu tách chi phí quảng cáo. Bởi sản phẩm S26 Gold 400gr vừa ra mắt chỉ thay đổi quy cách đóng gói, có giá bán 240 nghìn đồng/hộp, tính ra so với sản phẩm S26 Gold 900gr giá 540 nghìn đồng thì không tăng, không giảm.
Thị trường phải có cạnh tranh
Việc các hãng sữa vẫn giữ nguyên giá bán, thậm chí điềm nhiên tăng giá trước ngày 15/4 như thách đố cơ quan chức năng. Bởi cuối tuần trước, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã ra văn bản nhắc nhở, đôn đốc các địa phương và DN sữa rà soát, tiết kiệm chi phí; đặc biệt các loại sữa cho trẻ dưới hai tuổi phải loại chi phí quảng cáo trong cơ cấu giá… để giảm giá sữa và kê khai giá lại trước ngày 15/4.
Sở dĩ Bộ Tài chính phải ra văn bản đốc thúc, bởi dù Nghị định số 100/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã có hiệu lực từ 1/3, quy định cấm quảng cáo sữa cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi, nhưng giá sữa thì vẫn đứng ở mức cao và vẫn có dấu hiệu tăng. Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc các hãng sữa phớt lờ chỉ đạo cho thấy hiệu lực quản lý Nhà nước ở lĩnh vực này rất thấp. “Giá sữa đang cần một bài toán tổng thể, quyết liệt, từ khâu phát triển nguyên liệu, nhập khẩu sữa, tạo thị trường cạnh tranh… đến sự kiểm tra, kiểm toán tốt. Hành chính hóa giá sữa không thể lập lại trật tự thị trường sữa”, ông Long nói.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội thì nêu vấn đề, sữa là mặt hàng rất thiết thực nhưng tại sao lại chỉ có DN tư nhân làm? “Riêng Hà Nội mỗi năm chi hàng trăm tỷ đồng để bình ổn giá, sao không tập trung bình ổn giá sữa? Nếu có một Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước “nhảy” vào làm sữa, bình ổn giá sữa, thì sẽ có tác dụng định hướng thị trường và mới mong kéo giảm giá sữa”, ông Phú đề xuất.
Đồng tình với đề xuất này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng, các giải pháp hiện nay ngành Tài chính đang thực hiện nhằm kéo giảm giá sữa như yêu cầu bóc tách quảng cáo ra khỏi giá thành, can thiệp bằng giải pháp hành chính… chỉ có tác động tâm lý là chính. “Phải can thiệp trực tiếp, tạo ra được sự cạnh tranh thực sự trên thị trường sữa. Sữa tăng giá mạnh như vậy, nếu có đơn vị Nhà nước nào “nhảy” vào, vừa dẹp nạn tăng giá, vừa có lời”, ông Phong cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47