Quan hệ lao động khi gia nhập TPP: Buộc phải đổi mới
Sẽ bổ sung các quy định về lao động còn thiếu so với hiệp định TPP | |
Tổ chức diễn đàn ngành công nghiệp hỗ trợ để nắm bắt cơ hội từ TPP |
Cải cách quan hệ lao động để hưởng lợi về kinh tế
Mặc dù TPP không tạo ra bất kỳ tiêu chuẩn lao động quốc tế mới nào, nhưng TPP lại là Thỏa thuận thương mại tự do đầu tiên bao gồm các điều khoản về lao động.
Điều này, đòi hỏi Việt Nam thông qua và duy trì trong luật pháp các quy định và thực hành những quyền được nêu trong Tuyên bố 1998 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), bao gồm tự do liên kết, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Việt Nam trở thành thành viên của ILO từ năm 1992 và đã phê chuẩn 21 Công ước của ILO bao gồm 5 trong số 8 Công ước cơ bản.
Khi Việt Nam gia nhập TPP, quan hệ lao động buộc phải đổi mới. |
Như vậy, những Công ước cơ bản mà Việt Nam chưa phê chuẩn lại liên quan đến tự do hiệp hội, quyền thương lượng tập thể và xóa bỏ lao động cưỡng bức.
Đồng thời, để bảo vệ một cách hiệu quả quyền và lợi ích của NLĐ như đã nêu trên, TPP cũng bao gồm các nội dung nhằm bảo vệ tổ chức của NLĐ để không bị người sử dụng lao động can thiệp và phân biệt đối xử nhằm vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu khả năng đại diện, bảo vệ cho quyền lợi của người lao động; bảo đảm nghĩa vụ thương lượng thiện chí của người sử dụng lao động khi tiến hành thương lượng tập thể với tổ chức của NLĐ về tiền lương và các điều kiện lao động khác cho NLĐ.
Kể từ khi Bộ Luật Lao động năm 1994 được thông qua, Việt Nam đã ghi nhận hơn 5.500 cuộc đình công. Tất cả đều là đình công tự phát, nghĩa là không có cuộc đình công nào do Công đoàn tổ chức. |
Đặc biệt, trọng tâm yêu cầu của TPP là Việt Nam cần tôn trọng nguyên tắc tự do liên kết và đây được coi là phần khó nhất trong chương lao động của TPP.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân, ở tầm quốc gia, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, bổ sung luật pháp quốc gia cho tương thích với những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Việt Nam cũng phải xây dựng, tổ chức bộ máy, cơ chế, thiết chế và dành những nguồn lực cần thiết để thực thi có hiệu quả các cam kết đó.
Điều này cũng đã thể hiện rõ trong Thông cáo chung do Bộ LĐTBXH, Tổng LĐLĐVN và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát đi tại Diễn đàn Quan hệ lao động Việt Nam lần thứ 1 vừa tổ chức ngày 19.4 tại Hà Nội: “Chúng tôi cam kết hợp tác với các đối tác trong việc tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện các nguyên tắc trong Tuyên bố 1998 của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lĩnh vực lao động, bao gồm nỗ lực nghiên cứu khả năng phê chuẩn các công ước cơ bản còn lại của ILO” - Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết.
Thậm chí, TS Chang-Hee Lee - Giám đốc ILO Việt Nam khẳng định: “Việt Nam sẽ phải thực hiện một cuộc cải cách quan trọng, đặc biệt là hệ thống quan hệ lao động, nếu Việt Nam muốn đủ điều kiện để hưởng lợi về kinh tế từ TPP”. Theo TS Lee, đó là một “con đường khó khăn, nhưng có thể thực hiện” đối với Việt Nam, bởi đất nước đã bắt đầu có những sáng kiến và chương trình thí điểm quan trọng do ILO hỗ trợ theo hướng đi này.
Chẳng hạn như câu chuyện thành công về việc phát triển công đoàn theo phương pháp từ dưới lên, thông qua sự tham gia tự nguyện và trực tiếp của người lao động ở cấp cơ sở tại Hải Phòng, Đồng Nai.
Cần tăng cường mối quan hệ lao động hài hòa
Chia sẻ về vấn đề quan hệ lao động ở Việt Nam (VN), bà Virginia Foote - Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại VN (AmCham) cho hay: “Các cuộc đình công tại VN thường diễn ra ở các DN FDI, tạo ra nhiều sức ép.
Tuy nhiên, nếu tình trạng căng thẳng quá thì không DN FDI nào muốn đầu tư vào VN. Do đó, điều quan trọng nhất là tạo cơ chế đối thoại hiệu quả giữa chủ sử dụng lao động với NLĐ. Muốn làm được điều này thì cần phải nâng cao năng lực, vai trò vị thế của NLĐ để có được mối quan hệ lao động hài hòa”.
Thế nhưng, một thực tế mới cũng nảy sinh khi VN gia nhập TPP là, NLĐ sẽ có quyền tự do thành lập hoặc gia nhập tổ chức mà họ lựa chọn ở cấp doanh nghiệp. Các tổ chức này có thể có hoặc không thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Trong khi quy định từ trước tới nay là mọi tổ chức Công đoàn tại Việt Nam đều phải thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Vấn đề đặt ra là tổ chức CĐ sẽ đổi mới như thế nào để thu hút NLĐ.
Nhìn nhận về thách thức này, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng cho rằng: Nếu bản thân tổ chức CĐ không tập hợp tốt, không đại diện được quyền lợi cho NLĐ, thì có thể NLĐ sẽ không gia nhập tổ chức Công đoàn VN. Ông Lê Đình Quảng - Phó ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ VN cho rằng, để đổi mới cách thức tiếp cận và phương pháp tập hợp NLĐ, Tổng LĐLĐ VN xác định NLĐ chính là chủ thể quan trọng trong đổi mới quan hệ lao động.
“Trước đây, việc thành lập CĐCS theo phương pháp cũ là từ trên xuống (CĐ cấp trên xuống vận động và thống nhất với người sử dụng lao động để thành lập CĐCS và chỉ định BCH CĐ lâm thời); còn theo Điều 17 – Điều lệ Công đoàn VN là từ dưới lên, NLĐ được tự nguyện thành lập CĐCS; CĐ cấp trên chỉ hướng dẫn, rồi ra quyết định công nhận.
Cách thành lập này tạo sự chủ động của NLĐ, không có sự can thiệp của chủ DN. Điều này sẽ làm các CĐCS mạnh hơn, thực sự là đại diện cho NLĐ. Xu hướng này là sự đổi mới để thích ứng khi hội nhập..” - ông Quảng cho biết thêm.
Đứng ở góc độ chuyên gia quốc tế, TS Lee cho biết: “Đây là một thay đổi quan trọng không chỉ đối với người lao động và Tổng LĐLĐVN, mà còn đối với người sử dụng lao động và Chính phủ.
Bởi vì người sử dụng lao động có thể phải ứng phó với các tổ chức của người lao động không thuộc Tổng LĐLĐVN tại nơi làm việc và Chính phủ sẽ phải xây dựng một hệ thống hiệu quả để xác nhận các tổ chức này với tư cách là tổ chức đại diện của người lao động tham gia vào thương lượng tập thể và các hành động tập thể khác trong quan hệ lao động”.
Đồng thời, “ILO hoan nghênh kế hoạch của Việt Nam nhằm thực hiện nghiên cứu khả năng phê chuẩn các Công ước cơ bản còn lại của ILO. Chúng tôi sẵn sàng sát cánh bên Việt Nam để thực hiện thành công các cải cách quan trọng về quan hệ lao động, giúp Việt Nam không chỉ hưởng lợi đầy đủ từ các lợi ích của các FTAs mà còn tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững dựa trên công bằng xã hội”- TS Lee khẳng định.
K.Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Tin khác
Mỹ Đức: Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng trong hoạt động công đoàn năm 2024
Hoạt động 25/12/2024 06:52
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Hoạt động 24/12/2024 07:52
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Hoạt động 24/12/2024 07:42
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44