Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn, xây dựng Thủ đô phát triển
Trao 4 kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn” | |
Động lực thúc đẩy hiệu quả trong lao động sản xuất |
Nhân kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến- Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã dành cho phóng viên báo Lao động Thủ đô cuộc trò chuyện về vai trò của lực lượng công nhân, tổ chức công đoàn trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển Thủ đô, đất nước.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến dẫn đầu đoàn đại biểu cán bộ công đoàn, Công nhân giỏi Thủ đô vào lăng viếng Bác. Ảnh: NC |
PV: Thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Tám có sự đóng góp to lớn của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị trong xã hội, trong đó có tổ chức công đoàn và lực lượng CNLĐ. Điều này đã được thể hiện cụ thể như thế nào trong lịch sử, thưa Chủ tịch?
Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến: Công đoàn Việt Nam, tiền thân là tổ chức Công hội Đỏ Bắc kỳ, được thành lập ngày 28/7/1929 tại số nhà 15, Phố Hàng Nón, Hà Nội. Thời điểm này, cuộc khủng khoảng kinh tế các nước tư bản đã ảnh hưởng trực tiếp đến nước Pháp và thuộc địa của Pháp, trong đó có Việt Nam.
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Thị Tuyến trao thưởng cho các “Công nhân giỏi" Thủ đô năm 2017 |
Hàng vạn công nhân không có việc làm, chính quyền thuộc địa trút mọi hậu quả của khủng hoảng kinh tế lên đầu nhân dân Việt Nam mà trước hết là công nhân và nông dân. Trong điều kiện đó, Công hội Đỏ đã tích cực tuyên truyền, vận động, tổ chức CNLĐ liên tục đấu tranh chống áp bức bóc lột.
Công hội Đỏ lãnh đạo công nhân đoàn kết, cùng nhân dân lao động đấu tranh trong cao trào cách mạng 1930 – 1931, với trận ra quân đầu tiên của công nhân Nhà máy Xe lửa Trường Thi, Nhà máy Cưa, Nhà máy Diêm Bến Thuỷ (thành phố Vinh – Nghệ An) đúng vào ngày 1 tháng 5 năm 1930.
Giai đoạn 1932 – 1935 là giai đoạn đầy thử thách ác liệt, tuy vậy, Công hội Đỏ đã đóng vai trò xuất sắc trong cuộc vận động công nhân đấu tranh, góp phần củng cố lực lượng, từng bước gây dựng lại phong trào. Khi điều kiện khách quan cho phép, tổ chức Công hội kịp thời nắm bắt và lãnh đạo phong trào công nhân, thúc đẩy các cuộc đấu tranh lên một quy mô rộng lớn trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương 1936 – 1939.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm quan các gian hàng tại Hội chợ hàng Việt dành cho công nhân KCN Bắc Thăng Long. |
Đầu năm 1937, công nhân đấu tranh sôi sục đòi quyền tự do lập nghiệp đoàn. Ở Hà Nội, Sài Gòn, Vinh….mặc dù bị ngăn cản, nhiều nghiệp đoàn vẫn được thành lập và hoạt động công khai, báo chí được xuất bản và công khai tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin. Chưa giành được quyền tự do nghiệp đoàn đều khắp, thì công nhân thành lập Hội Ái hữu thay thế.
Nên tên gọi tổ chức của công nhân lúc này thường mang tên tổ chức song trùng là “Nghiệp đoàn – Ái hữu”. Giai cấp công nhân dưới sự tổ chức, vận động của Hội Ái hữu thời kỳ 1936 – 1939 đã tận dụng mọi khả năng hợp pháp, nửa hợp pháp kết hợp với hoạt động bí mật để phát triển tổ chức và đấu tranh. Đây là một thời kỳ vận động cách mạng sôi nổi và thắng lợi chưa từng thấy dưới thời Pháp thống trị, nhằm đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình.
Tháng 9 năm 1939, để phù hợp với tình hình mới, tổ chức Nghiệp đoàn, Hội Ái hữu phải rút vào hoạt động bí mật và lấy tên là “Hội công nhân phản đế” nằm trong Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Tháng 5 năm 1941, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Mặt trận Việt Minh được thành lập, các hội quần chúng trở thành hội cứu quốc. Theo đó Hội Công nhân phản đế trở thành Hội Công nhân cứu quốc. Năm 1943, trước diễn biến của chiến cục thế giới, Hội nghị Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương tháng 2/1943 đã đề ra nhiệm vụ cho giai cấp công nhân là tích cực tham gia khởi nghĩa, trước hết ở những nơi huyết mạch của quân thù như các thành phố, nhà máy, vùng mỏ, đồn điền.
Từ năm 1944 cho đến cuộc chính biến của Nhật 9/3/1945, tháng nào cũng nổ ra đấu tranh của công nhân. Ngoài ra, công nhân và Hội công nhân cứu quốc còn có những hình thức đấu tranh chính trị và nửa vũ trang để tiến tới giành chính quyền.
Từ giữa tháng 3/1945, phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh mẽ và ở nhiều địa phương đã kết hợp với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân. Trước khí thế cách mạng đang dâng lên, ngày 15/4/1945, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự Bắc Kỳ ở Hiệp Hòa (Bắc Giang) để chuẩn bị tích cực cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ 19 đến 25/8/1945, công nhân trong các nhà máy, hầm mỏ đã đứng lên giành chính quyền. Đây là một biểu hiện sáng ngời về tính chủ động sáng tạo và tiền phong cách mạng của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là kết quả của sự kết hợp giữa phong trào công nhân và nhân dân lao động thành thị với phong trào nông dân ở nông thôn trong Mặt trận Việt Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Chỉ trong 2 tuần, bộ máy chính quyền thực dân phong kiến bị đập tan. Chiều ngày 2/9/1945, tại cuộc mít tinh ở Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước đông đảo nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận tham dự, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Thắng lợi lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam này có sự đóng góp của các giai cấp, tầng lớp nhân dân, tổ chức chính trị xã hội, trong đó lực lượng đi đầu và nòng cốt là giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam.
Thưa Chủ tịch, truyền thống vẻ vang ấy của lực lượng công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong quá trình tham gia đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc đã được tổ chức Công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô hôm nay tiếp nối như thế nào?
Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến: Có thể khẳng định, tổ chức công đoàn và lực lượng CNLĐ cả nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng đang có sự tiếp nối xứng đáng với truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước, đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô, đất nước.
Điều này được thấy rõ là trong những năm qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam, trong đó có tổ chức Công đoàn Thủ đô Hà Nội đã không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động với phương châm hướng về cơ sở, vì người lao động; đa dạng hóa mô hình tập hợp CNLĐ, phát triển đoàn viên, đồng thời hướng mạnh vào đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, vừa tích cực tham gia xây dựng chính sách có lợi cho công nhân vừa chủ động chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho họ.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, các cấp công đoàn trong cả nước, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với CNVCLĐ, động viên người lao động phấn đấu khắc phục khó khăn, hăng hái thi đua lao động sản xuất.
Dưới sự vận động, tập hợp của tổ chức công đoàn, đội ngũ công nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, hiện đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Công nhân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội và xuất khẩu với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Với số lượng chỉ chiếm 21% tổng số lao động và 11% dân số cả nước, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách nhà nước.
Riêng ở Thủ đô Hà Nội, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức song những năm gần đây, nền kinh tế của Thủ đô vẫn đạt mức tăng trưởng khá, GDP năm sau luôn cao hơn năm trước, an sinh, xã hội được cải thiện, diện mạo của Thủ đô ngày càng đổi mới, xứng đáng là địa phương đầu tàu của cả nước. Thành quả đó có sự đóng góp chủ lực của đội ngũ CNVCLĐ, nhất là lực lượng CNLĐ- những người trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội.
Được sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền, chuyên môn; sự tuyên truyền, vận động, phát động của tổ chức Công đoàn CNVCLĐ ở khắp các đơn vị cơ sở, nhất là CNLĐ trong các công trường, nhà máy, xí nghiệp, các phân xưởng sản xuất trên địa bàn Thủ đô đã hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước do tổ chức công đoàn phát động, nhất là thi đua lao động giỏi, thi đua phấn đấu trở thành công nhân giỏi, thi đua phát huy sáng kiến, sáng tạo, thực hành tiết kiệm, tạo khí thế lao động sản xuất sôi nổi, cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn để duy trì sự tăng trưởng, phát triển.
CNVCLĐ Thủ đô đã phát huy hàng vạn sáng kiến cải tiến được áp dụng vào sản xuất và công tác, làm lợi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Qua rèn đức, luyện tài, hàng ngàn CNLĐ trực tiếp đã trở thành công nhân giỏi các cấp. Đây chính là “nguồn của cải” vô giá đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp và toàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Năm 2017 này, thiết thực kỷ niệm 72 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, từ nhiều tháng qua, các cấp công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô cũng đã hăng hái thi đua lập thành tích và tham gia vào nhiều hoạt động sôi nổi. Hầu khắp các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên cơ sở đều tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tạo khí thế tưng bừng, phấn khởi và nâng cao đới sống tinh thần cho người lao động.
Chủ đề trong các buổi liên hoan văn nghệ thường tập trung ca ngợi Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, ca ngợi đất nước và Thủ đô đổi mới, qua đó khơi dậy niềm tự hào trong mỗi cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ và nhân dân Thủ đô về lịch sử vẻ vang, hào hùng của đất nước.
Cùng đó, các cấp công đoàn Thủ đô đã đẩy mạnh việc quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động thông qua các hoạt động như: Hỗ trợ nhà mái ấm công đoàn, trợ cấp khó khăn, khám, tư vấn sức khỏe cho CNVCLĐ, cho vay vốn để CNVCLĐ phát triển kinh tế gia đình v.v… Những việc làm nhân văn của tổ chức công đoàn đã khích lệ CNVCLĐ nỗ lực vươn lên, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Thủ đô, đất nước.
Trong không khí hào hùng của những ngày mùa thu lịch sử, chào mừng kỷ niệm 72 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 này, Chủ tịch có nhắn nhủ gì tới đội ngũ cán bộ công đoàn, CNVCLĐ Thủ đô để phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình với công cuộc xây dựng Thủ đô, đất nước?
Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến: Tự hào với truyền thống vẻ vang của thế hệ đi trước, mỗi cán bộ, đoàn viên công đoàn hôm nay cũng có trách nhiệm kế thừa và phát huy truyền thống quý báu ấy thông qua việc ra sức phấn đấu, nỗ lực vươn lên, vượt mọi khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tích cực góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
Đối với tổ chức công đoàn Thủ đô, tôi mong muốn mỗi cán bộ công đoàn từ Thành phố đến cơ sở cần ý thức được trách nhiệm của mình trước tổ chức, trước đoàn viên, CNVCLĐ, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, lấy đoàn viên, CNVCLĐ làm đối tượng vận động; đặt nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ làm nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt và hàng đầu trong hoạt động của công đoàn, thực hiện tốt chủ đề của năm 2017 “Vì lợi ích đoàn viên”.
Các cấp công đoàn Thủ đô cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của tổ chức công đoàn, nâng cao nhận thức pháp luật, kiến thức xã hội và mọi mặt cho CNVCLĐ.
Cùng với đó, các cấp công đoàn thành phố cần triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 522-QĐ/UBND ngày 25/1/2017 của UBND Thành phố về việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội; thực hiện “Năm cải cách hành chính 2017” với những biện pháp thiết thực, tích cực tham gia công tác cải cách hành chính, thông qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố Hà Nội.
Đặc biệt, công đoàn phải đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ, động viên mỗi cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNLĐ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở từng vị trí công tác của mình để góp phần cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh.
Qua việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh của mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển vững chắc, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường. Đó chính là những hoạt động thiết thực nhất của tổ chức công đoàn, CNVCLĐ Thủ đô góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh giầu đẹp, xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển.
Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch!
Phạm Diệp (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50