Phải xử lý nghiêm hành vi phân biệt đối xử với cán bộ CĐ
Nơm nớp lo sợ bị trù dập
Đó là tâm trạng của không ít cán bộ CĐCS, nhất là cán bộ CĐCS NNN khi đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Trên thực tế, theo phản ánh của đại diện LĐLĐ các tỉnh thành, tình trạng phân biệt đối xử, trù dập cán bộ CĐ đã diễn ra ở nhiều nơi. Tại Bình Dương, đại diện LĐLĐ tỉnh cho biết, các hành vi phân biệt đối xử với cán bộ CĐ chủ yếu là chuyển sang công việc khác hoặc chuyển sang làm ca đêm, không cho đi họp, không trả lương thời gian hội họp khiến cán bộ CĐ phải sử dụng phép năm để đi họp và tập huấn. Thậm chí có DN đưa vào HĐLĐ điều khoản NLĐ cam kết tự nguyện không gia nhập CĐ, nếu gia nhập Công đoàn sẽ bị cắt giảm các khoản phúc lợi nhằm gây khó khăn và tâm lý bất mãn để NLĐ e ngại khi gia nhập tổ chức CĐ.
Trong khi đó, tại Đồng Nai, theo phản ánh của luật sư Vũ Ngọc Hà, Trung tâm Tư vấn pháp luật CĐ Đồng Nai, nhiều DN không tạo điều kiện về thời gian, địa điểm, không trang bị cơ sở vật chất cho CĐCS… gây khó khăn cho hoạt động CĐ. Có DN khống chế hoạt động của CĐ bằng cách giữ con dấu của CĐCS. Hành vi trù dập cán bộ CĐ không phải là hiếm. Có DN đơn phương chấm dứt HĐLĐ với cán bộ CĐ; không tham khảo ý kiến của BCH CĐ khi cho cán bộ CĐ thôi việc hoặc giao nhiều việc chuyên môn để hạn chế hoạt động của Chủ tịch CĐCS . “Ví như Công ty Nec Tokin đã dùng cách giao nhiều việc cho chủ tịch CĐ để không có thời gian làm công tác CĐ. Công ty có cán bộ CĐ làm kế toán sau khi cung cấp thông tin về tiền lương, bảo hiểm cho CĐ để đấu tranh đã bị công ty chuyển sang vị trí khác chỉ ‘ngồi chơi xơi nước’,” luật sư Vũ Ngọc Hà cho biết.
Những hành vi phân biệt đối xử với cán bộ CĐ như trên đã có những tác động tiêu cực đến hoạt động CĐ, gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho cán bộ CĐ và là nguyên nhân khiến cán bộ CĐCS ngại đấu tranh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.
Phải xử phạt thật nghiêm
Tại hội nghị, các hành vi không trích nộp kinh phí CĐ cũng được nhiều đại biểu đề cập đến như điển hình trong các hành vi vi phạm pháp luật CĐ. Các đại biểu thống nhất cho rằng, những hành vi phân biệt đối xử như trên có tác động tiêu cực tới hoạt động CĐ và sự tuân thủ pháp luật nói chung. Do đó, để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và quyền CĐ thì tất cả các hành vi vi phạm trong lĩnh vực CĐ cần có chế tài xử lý phù hợp và thích đáng. |
Thực tế những hành vi phân biệt đối xử đối với CĐ và cán bộ CĐ vẫn xảy ra thường xuyên cho thấy đã đến lúc cần phải có những chế tài của pháp luật đối với các hành vi này để tạo điều kiện để CĐ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Hiện, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ LĐ-TB&XH đang xem xét đưa những hành vi vi phạm trong lĩnh vực CĐ vào quy định tại Nghị định số 95/2013 (gọi tắt là Nghị định 95) của Chính phủ quy định mức xử phạt một số hành vi vi phạm pháp luật CĐ để xử phạt nghiêm khắc hơn. Ông Lê Trọng Sang, Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho biết, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất bổ sung thêm chương trong Nghị định 95 về các hành vi vi phạm, hình thức vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh lực CĐ. “Theo dự thảo chúng tôi đang xây dựng thì chương quy định hành vi vi phạm trong lĩnh vực CĐ gồm 4 điều tập trung vào vi phạm thực hiện quyền CĐ, phân biệt đối xử vì lý do gia nhập Công đoàn, hành vi gây bất lợi với tổ chức và hoạt động CĐ, vi phạm quy định đóng phí CĐ … Các hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt từ 5-100 triệu đồng,” ông Lê Trọng Sang nói.
Đánh giá về việc đưa thêm lĩnh vực CĐ vào nghị định xử phạt vi phạm hành chính, ông Phillip Hazelton, chuyên gia về Quan hệ lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho rằng, việc bổ sung quy định này là rất cần thiết nhưng nội dung phải liệt kê được đầy đủ các hành vi vi phạm và phản ánh đúng thực trạng hiện nay của Việt Nam. Đặc biệt, các hình thức xử phạt nên được xem xét có đủ để ngăn cản các hành vi vi phạm hay không và nếu tái phạm thì mức xử phạt cao hơn phải như thế nào? Việc hoàn thiện nội dung các hành vi vi phạm trong lĩnh vực CĐ đưa vào Nghị định 95 sẽ tiếp tục được lấy ý kiến rộng rãi. Theo ông Hà Đình Bốn,Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH), dự thảo sửa đổi Nghị định 95 sẽ được hoàn thiện và gửi lấy ý kiến các bộ, ngành trước Tết Nguyên đán 2015 và trình Chính phủ phê duyệt trong quý 1/2015.
Phạm Ngọc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Hoạt động 05/11/2024 09:14
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Hoạt động 05/11/2024 09:07
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Hoạt động 05/11/2024 06:38
Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc
Công đoàn 04/11/2024 09:36
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn
Hoạt động 01/11/2024 15:03
Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024
Hoạt động 01/11/2024 14:06
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 22:27
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/10/2024 19:17
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 17:17
Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên
Hoạt động 31/10/2024 10:20