Nỗi lo thiếu thịt lợn, chuyện thật như đùa!

(LĐTĐ) Những ngày cuối năm, câu chuyện về giá cả thị trường lại trở nên nóng hơn. Trong đó thịt lợn, một trong những thực phẩm thiết yếu đang có sự tăng mạnh về giá, thiếu nguồn cung, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt trong dịp Tết Nguyên đán. Để đảm bảo ổn định tình hình, mới đây Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng bắt tay tìm hướng giải quyết.
noi lo thieu thit lon chuyen that nhu dua Xử lý nghiêm các hộ nhập đàn không khai báo nếu để xảy ra dịch tả lợn châu Phi
noi lo thieu thit lon chuyen that nhu dua Cuối năm lại nóng chuyện giá cả thị trường

Giá tăng do dịch tả lợn châu Phi

Đề cập đến việc giá thịt lợn tăng mạnh trên thị trường thời gian vừa qua, theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), từ tháng 6/2019, giá mặt hàng thịt lợn đã có xu hướng tăng dần, tăng mạnh nhất từ thời điểm cuối tháng 10 cho đến nay và hiện đang ở mức khá cao (giá lợn hơi duy trì ở mức từ 65.000đ – 80.000đ/kg). Trong khi đó, giá thị trường bán lẻ cũng theo đó tăng mạnh, cụ thể với thịt ba chỉ có giá thị trường từ 150 – 155.000đ/kg; thịt sườn thăn có giá từ 195 – 200.000đ/kg…

noi lo thieu thit lon chuyen that nhu dua
Nguồn cung thịt lợn sẽ thiếu hụt trong Tết Nguyên đán. ảnh: Đ.Đ

Nguyên nhân của việc tăng giá nêu trên được Vụ Thị trường trong nước cho biết, đó là do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm vào Việt Nam từ đầu năm 2019, đến cuối tháng 6/2019 dịch đã bùng phát trên phạm vi toàn quốc. Với sự bùng phát đó dẫn đến việc tiêu hủy lợn bị bệnh lớn, trong khi đó việc không thể tái đàn trong các vùng dịch chưa được khống chế, chưa có vaccine chống dịch đã tác động lớn đến nguồn cung thịt lợn cho thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, việc kiểm dịch thú y, kiểm soát dịch bệnh hạn chế lưu chuyển thịt lợn và thịt lợn giữa các địa phương để tránh lây lan dịch bệnh, đã gây mất cân đối cung cầu cục bộ tại một số địa phương, đẩy giá thịt lợn tăng cục bộ ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, nguồn cung giống giảm nên việc chăn nuôi lợn đòi hỏi chi phí rất cao cho cả giống, các biện pháp phòng dịch, kiểm dịch thú y…đã làm gia tăng chi phí sản xuất, kinh doanh thịt lợn.

Số liệu thống kê mới đây từ Tổng cục thống kê cho thấy, từ những nguyên nhân trên đã khiến đàn lợn cả nước giảm mạnh đến 20%, so với cùng thời điểm năm trước, nguồn cung giảm là yếu tố khiến giá thịt lợn hơi trên thị trường gia tăng. Cũng liên quan đến vấn đề “bão giá” thị trường thịt lợn thời gian qua, tại buổi họp báo Chính phủ mới đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khi thông tin một số nội dung về tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 cũng cho biết, giá thịt lợn và các chế phẩm từ thịt lợn tăng cao là một trong những nguyên nhân đẩy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 11 tăng 0,96%.

Cũng đề cập đến nguyên nhân tăng giá thịt lợn trên thị trường, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng cho biết, việc giá thịt lợn tăng mạnh không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của người dân, mà còn ảnh hướng đến cả chỉ số tiêu dùng, sự ổn định của nền kinh tế. ”Với Trung Quốc, chúng ta đã biết là giá thịt lợn tăng 100% vào tháng 9 và tháng 10, đã ảnh hướng đến 1% GDP của Trung Quốc”, ông Hải cho hay.

Thịt lợn sẽ thiếu hụt trong dịp Tết

Với những nguyên nhân trên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng lượng thịt các loại trong năm 2019 ước đạt 5,14 triệu tấn, giảm 4,1%. Tuy nhiên, thịt lợn là mặt hàng thực phẩm thiết yếu và chiếm tỷ tọng lớn (khoảng 70%). Trong cơ cấu tiêu dùng thực phẩm, sản lượng thịt lợn giảm 380 nghìn tấn, tương đương từ 9 – 10% so với năm 2018, do đó đã ảnh hưởng đến thị trường trong nước.

noi lo thieu thit lon chuyen that nhu dua
Dịch tả lợn châu Phí là nguyên nhân đẩy giá thịt lợn trên thị trường tăng mạnh thời gian qua ảnh: Đ.Đ

Đề cập đến tình hình giá thịt lợn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, tình hình dịch bệnh đã giảm từ tháng 6/2019 đến nay, số lượng tiêu hủy là 152.000 con, giảm 65% so với tháng 10/2019 và giảm 88% so với tháng 5/2019 (tháng cao điểm dịch lợn châu Phi). Đến thời điểm hiện tại, có 60% số xã có dịch đã qua 30 ngày, trong đó có 14 tỉnh có trên 85% số xã đã qua 30 ngày không xuất hiện dịch lợn châu Phi. Tuy nhiên, theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự báo nguồn cung thịt lợn các tháng cuối năm vẫn sẽ thiếu hụt khoảng 200.000 tấn.

Trước số liệu thiếu hụt nguồn cung thịt lợn được Bộ Nông nghiệp đưa ra, thì theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, số lượng lợn thiếu hụt trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán có thể lớn hơn số liệu ước tính được đưa ra. Nguyên nhân là do không chỉ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không tái đàn, hoặc đã tái đàn nhưng bị dịch bệnh trở lại làm nguồn cung giảm mạnh, mà ngay cả các cơ sở chăn nuôi lớn, khép kín cũng bị dịch bệnh nên cũng làm ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn trong dịp cuối năm.

Về phương án đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá thịt lợn trong thời gian tới, theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vừa qua Bộ này đã có cuộc họp với các địa phương trọng điểm, các doanh nghiệp chăn nuôi và cung ứng thịt lợn và thống nhất phương án duy trì giá thịt lợn dưới 70.000đ/kg.

Cũng thông tin về vấn đề bình ổn giá thị trường, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, Bộ Công thương luôn coi thịt lợn là những mặt hàng thiết yếu cần phải đảm bảo thị trường, nhất là trong dịp cuối năm và dịp Tết cổ truyền. Vì vậy Bộ luôn theo dõi sát thị trường, cung - cầu mặt hàng thịt lợn nói riêng và thực phẩm nói chung nhằm có những tham mưu ổn định thị trường.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho biết, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong cuộc họp cũng đã có chỉ đạo đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tính toán cân đối cung cầu, bù đắp thiếu hụt, nhất là nhu cầu tăng cao trong những ngày lễ, tết để cùng với Bộ Công Thương có phương án nhập khẩu thịt lợn ở các nước có thương mại hai chiều với nước ta. Trước hết, trong nhiệm vụ đảm bảo về cung cầu, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, những nơi chăn nuôi nguồn lợn lớn nhất của Việt Nam như Đồng Nai, Hà Nam và một số tỉnh, thành phố khác để nắm được tình hình.

Theo ông Đỗ Thắng Hải, Bộ Công thương đã chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường các địa phương, nhất là các địa phương biên giới ở phía bắc và cả phía tây nam để ngăn chặn việc đưa lợn sang nơi khác, ảnh hưởng đến giá cả và thịt lợn ngày càng thiếu hụt.Cùng với đó, sẽ kiểm soát lợn từ Thái Lan và Campuchia vào Việt Nam, mặc dù chúng ta thiếu nhưng cần lưu ý là 24 quốc gia chúng ta cho phép nhập khẩu thịt lợn vào Việt Nam lại không có hai quốc gia này vì dễ gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm và có khả năng mang dịch bệnh vào trong nước. Bộ Công thương cũng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, kể cả các doanh nghiệp để nắm bắt được tình hình trong nước, cung-cầu, với các biện pháp phù hợp đảm bảo nguồn cung trong nước.

“Trước khi có số liệu chính thức từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” thì chúng tôi cũng đã phối hợp với các doanh nghiệp để đảm bảo được lượng lợn nhập khẩu ở các nước và ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ với các nước đã ký hiệp định thương mại với Việt Nam để đảm bảo nguồn cung về thịt lợn nói chung từ nay đến Tết và cả sau Tết”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhìn lại 9 năm đổi mới tuyển sinh đại học từ năm 2015

Nhìn lại 9 năm đổi mới tuyển sinh đại học từ năm 2015

(LĐTĐ) Năm 2024, công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non cơ bản ổn định như những năm trước. Đây cũng là năm thứ 10 thực hiện đổi mới tuyển sinh từ năm 2015.
Hội diễn văn nghệ CNVCLĐ quận Ba Đình năm 2024: Lan tỏa niềm tin yêu với tổ chức Công đoàn

Hội diễn văn nghệ CNVCLĐ quận Ba Đình năm 2024: Lan tỏa niềm tin yêu với tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Thông qua Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận mong muốn bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước và niềm tin của đoàn viên, CNVCLĐ với tổ chức Công đoàn.
Trẻ 2 tháng tuổi bị tổn thương thần kinh nặng do cha mẹ bế rung lắc

Trẻ 2 tháng tuổi bị tổn thương thần kinh nặng do cha mẹ bế rung lắc

Để dỗ trẻ, gia đình bế đung đưa, rung lắc mạnh khiến bé 2 tháng tuổi phải nhập viện trong tình trạng li bì, ngừng thở, co giật, tím môi, nguy kịch.
Lịch sử đang chờ, tuyển Việt Nam cần thắng Indonesia để sớm đi tiếp

Lịch sử đang chờ, tuyển Việt Nam cần thắng Indonesia để sớm đi tiếp

(LĐTĐ) Trận thư hùng giữa tuyển Việt Nam và Indonesia ở vòng loại thứ 2 World Cup 2026 đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Bởi một chiến thắng trên sân Gelora Bung Karno không những giúp HLV Troussier làm nên lịch sử mà còn giúp tuyển Việt Nam tiến rất gần đến tấm vé đi tiếp.
Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững

Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững

(LĐTĐ) Ngày 18/3/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit) với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”. Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.
Hà Nội: Yêu cầu sớm giải quyết kiến nghị của nhà máy điện rác để phát huy hiệu quả

Hà Nội: Yêu cầu sớm giải quyết kiến nghị của nhà máy điện rác để phát huy hiệu quả

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương sớm giải quyết các kiến nghị của các chủ đầu tư nhà máy điện rác, nhằm đưa các dự án vào hoạt động, phát huy hiệu quả để góp phần đảm bảo cung ứng điện cho Thành phố.
Con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai về kế hoạch huy động vốn

Con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai về kế hoạch huy động vốn

(LĐTĐ) Ngày 19/3, trả lời thẩm vấn tại phiên tòa xét xử vụ Tân Hoàng Minh, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận cáo buộc. Trong đó, Đỗ Hoàng Việt - con trai Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh thừa nhận các gói trái phiếu Tân Hoàng Minh bán ra cho nhà đầu tư chưa đủ về mặt pháp lý, không đảm bảo giá trị.

Tin khác

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

(LĐTĐ) Trong khi nhiều ngành hồ hởi bởi được bỏ ra khỏi danh sách phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì ngành phân bón lại trông chờ được áp loại thuế này. Thực tế khi áp dụng Luật Thuế số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật Thuế 71) từ ngày 1/1/2015 để giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân, mục đích không những không đạt được mà còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5 - 8%.
Chuyên gia "hiến kế" để các doanh nghiệp chinh phục thị trường tỷ dân

Chuyên gia "hiến kế" để các doanh nghiệp chinh phục thị trường tỷ dân

(LĐTĐ) Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể thâm nhập vào các thị trường tỷ dân như Ấn Độ, Trung Quốc... nếu các doanh nghiệp có thể tận dụng những lợi thế sẵn có.
Giá xăng đồng loạt giảm, dầu tăng nhẹ từ 15h ngày 14/3

Giá xăng đồng loạt giảm, dầu tăng nhẹ từ 15h ngày 14/3

(LĐTĐ) Từ 15h ngày 14/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉ giảm 22 đồng/lít, xuống mức 22.490 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 14 đồng/lít, xuống còn 23.543 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu đồng loạt được điều chỉnh tăng nhẹ.
Cập nhật giá vàng sáng 14/3: Áp lực chốt lời, giá vàng “rơi tự do”

Cập nhật giá vàng sáng 14/3: Áp lực chốt lời, giá vàng “rơi tự do”

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước giảm mạnh tới 2 triệu đồng/lượng, xuống ngưỡng 78 - 80,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.171,2 USD/ounce.
Vàng giảm giá sốc sau kỳ tăng tốc

Vàng giảm giá sốc sau kỳ tăng tốc

(LĐTĐ) Sau khi đã giảm mạnh trong phiên sáng nay (13/3), giá vàng chiều nay tiếp tục lao dốc và có cửa hàng đã xóa mốc 80 triệu đồng/lượng trên bảng điện tử giao dịch.
Giá xăng dầu ngày mai (14/3) sẽ được điều chỉnh giảm?

Giá xăng dầu ngày mai (14/3) sẽ được điều chỉnh giảm?

(LĐTĐ) Trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 14/3, theo giới phân tích, giá xăng dầu có thể được điều chỉnh giảm nhẹ. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 sẽ giảm khoảng 50 - 150 đồng/lít; dầu diezen có thể tăng 100 đồng/lít.
Giá vàng vẫn không ngừng tăng tốc

Giá vàng vẫn không ngừng tăng tốc

(LĐTĐ) Sáng nay (12/3), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng trên mốc 82 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn trên 71 triệu đồng/lượng.
“Nâng cấp” môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI

“Nâng cấp” môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI

(LĐTĐ) Các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp lớn rất quan tâm đến môi trường đầu tư kinh doanh, điều đó đặt ra cho Việt Nam cần “nâng cấp” môi trường đầu tư.
Giá vàng sẽ còn tăng?

Giá vàng sẽ còn tăng?

(LĐTĐ) Thời gian qua thị trường chứng kiến sự gia tăng chóng mặt của giá vàng, khi vàng miếng SJC vẫn đang vượt mốc 82 triệu đồng/lượng - mức cao chưa từng có trong lịch sử. Nhiều người không tin vào mắt mình khi nhìn bảng giá vàng điều chỉnh tăng liên tục trong ngày.
Chuyên gia hiến kế “ghìm” giá vàng

Chuyên gia hiến kế “ghìm” giá vàng

(LĐTĐ) Cuối năm 2023, khi giá vàng “phi mã” lên đến gần 70 triệu đồng/lượng, người dân hy vọng giá vàng sẽ được “ghìm cương”. Nhưng ngay từ đầu năm 2024, giá vàng lại một lần nữa vượt đỉnh, chạm mốc hơn 82 triệu đồng/lượng. Thị trường đang chờ đợi một giải pháp ổn định giá vàng. Báo Lao động Thủ đô có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Trung Khánh - Cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động