Nối dài màu xanh cho phố thị
Theo nhiều chuyên gia, cây xanh đô thị có tác dụng hấp thụ bức xạ nhiệt của mặt trời, hấp thụ CO2 và cải tạo vi khí hậu, bảo vệ môi trường sống đô thị, cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan và là một bộ phận không thể thiếu trong hệ sinh thái tự nhiên.
Ngoài ra, cây xanh đô thị có thể hấp thụ từ 40 - 50% cường độ bức xạ mặt trời, góp phần làm giảm nhiệt độ không khí từ 3,3 - 3,9 độ C khi diện tích đất cây xanh đạt 20 - 50% diện tích đất đô thị.
Hiệu quả tổng hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm đi 17 - 57% năng lượng cần thiết cho hệ thống điều hòa không khí khi tăng 25% diện tích che phủ thảm thực vật.
Đặc biệt, hệ thống cây xanh còn trực tiếp giúp cải thiện đáng kể môi trường không khí. Đi trên nhiều tuyến phố hiện nay, người dân có thể dễ dàng thấy những hàng cây được trồng đồng bộ đã bắt đầu xòe tán, đơm bông.
Công nhân đang trồng, chăm sóc, chỉnh trang lại cây xanh, thảm thực vật trên trục đường Kim Mã. Ảnh: Đinh Luyện |
Con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp dài 10,5km ngập sắc xanh với hàng nghìn cây đang phát triển hoặc tuyến Đại lộ Thăng Long với những hàng cây cọ dầu được trồng thẳng tắp “biến” 98ha đất trống ở Đại lộ Thăng Long thành một cánh rừng nối dài từ Ba Vì về Trung tâm Hội nghị Quốc gia…
Trong khu vực nội đô, cung đường Láng xanh sạch giờ được mở rộng, giao thông thuận tiện nhưng đó lại không phải điểm nhấn duy nhất. Tại cung đường này, hàng cây cổ thụ vẫn được duy trì, đan xen với đó là hệ thống vườn hoa trải dài khiến cung đường như ngun ngút sắc xanh.
Cung đường Láng được mở rộng khang trang nhưng vẫn giữ "điểm nhấn" là hàng cây cổ thụ rợp bóng mát. Ảnh: Đinh Luyện |
Đến thời điểm này có thể khẳng định, chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh chắc chắn sẽ về đích sớm. Tuy vậy, để đến năm 2030 đưa Thủ đô trở thành thành phố xanh, sạch, cơ bản giải quyết các vấn đề ô nhiễm trong khu vực nội thành cũ, cải thiện môi trường sinh hoạt của người dân Thủ đô như mục tiêu đặt ra tại Quyết định 1495/QĐ-UBND, ngày 18/3/2014, về phê duyệt quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của UBND Thành phố thì các cấp, ngành và địa phương cần nỗ lực nhiều hơn nữa.
Hơn hết, cùng với nỗ lực trồng, chăm sóc, Thành phố cần thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền, để người dân hiểu hơn về giá trị cây xanh, đặc thù của cây xanh đô thị, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục cải tạo, nhân lên màu xanh của Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59