Những người quên Tết

Trước Tết đã nhọc nhằn làm việc chạy đua với thời gian để mong có một cái Tết đủ đầy, tươm tất hơn cho gia đình, người thân nhưng rồi khi Tết đến, nhiều lao động nghèo ngoại tỉnh vẫn tiếp tục bỏ lại gia đình, gác niềm vui quây quần sum họp để mải miết mưu sinh nơi phố thị. 
nhung nguoi quen tet Những thợ điện “thầm lặng” trong đêm giao thừa
nhung nguoi quen tet Phố Hà Nội bình yên ngày mồng 1 Tết Đinh Dậu
nhung nguoi quen tet Những người đón Tết muộn ở Thủ đô

Đối với họ, Tết không phải là dịp để nghỉ ngơi, vui chơi, mà niềm vui Tết của họ chính là việc kiếm được những đồng tiền chân chính một cách thuận lợi, dễ dàng hơn so với mọi ngày trong năm…

Tết không trọn vẹn

Sáng tinh mơ ngày mồng một Tết. Gò lưng đạp chiếc xe đạp cà tàng, phía sau trĩu nặng hai bao tải muối, chị Tuyến cất tiếng rao lảnh lót: “Ai muối đây”. Tiếng rao của chị như rơi hút vào không gian thanh tĩnh. Đêm qua thức đón giao thừa và đi chơi khuya, nên có lẽ giờ này mọi người vẫn còn đang cuộn mình trong nệm êm, chăn ấm. Một ngõ phố, hai ngõ phố, rồi ba ngõ phố đều vắng lặng... hiếm hoi lắm, mới thấy một cánh cổng xịch mở, và tiếng gọi “muối ơi”... Chị Tuyến mừng quýnh, cuống quýt dừng xe xúc bát muối vào chiếc túi bóng đưa cho khách...

Quê ở Tân Hội, Đan Phượng, Hà Nội, chị Tuyến quanh năm mòn gót khắp phố phường Hà Nội với nghề bán hàng rong, chồng chị cũng bạc mặt với nghề xe ôm để kiếm sống. Ấy vậy, nhưng gia đình nhỏ với bố mẹ già, hai con đang tuổi ăn học vẫn luôn trong cảnh túng thiếu. Vì thế, cứ bất cứ cơ hội kiếm tiền nào, dù khó nhọc, vất vả, dù là vào dịp mà mọi người đều nghỉ ngơi, vui chơi vợ chồng chị Tuyến đều chẳng từ nan. “Người dân Việt Nam có phong tục đầu năm mua muối lấy may, vì vậy mà đã nhiều mùa Tết, vợ chồng em chọn nghề đi bán muối để kiếm thêm”- chị Tuyến cho biết.

nhung nguoi quen tet
nhung nguoi quen tet
Những người bán muối lặng lẽ một mình trên con phố vắng lặng

Năm nào cũng vậy, cứ tầm chiều tối 30 Tết, khi nhà nhà chuẩn bị cỗ bàn để cúng giao thừa, thì vợ chồng chị lại tất tả với xe đạp, tải muối lên đường đi bán vận may cho người. Đêm giao thừa hai vợ chồng chị chia nhau “cắm chốt” bán muối ở những khu vực công cộng, tập trung đông người đi chơi xuân, xem bắn pháo hoa như hồ Gươm, hồ Tây, sau đó nếu hàng chưa hết, lại lang thang đạp xe các ngõ phố tới sáng để bán nốt.

Theo chị Tuyến, thời tiết Tết năm nay ấm áp là một thuận lợi lớn cho vợ chồng chị và những lao động nghèo mưu sinh trong đêm giao thừa, chứ mọi năm trước, trời rét căm căm, phải đứng ven hồ hoặc lang thang các ngõ phố bán muối thì chân tay tê cứng, người run bần bật, khổ cực vô cùng. Bởi vậy mà: “Đã tính chỉ bán muối trong ngày mùng một rồi về nghỉ sớm lo Tết ở nhà cho bố mẹ già, con nhỏ đỡ mong ngóng nhưng thời tiết thuận lợi thế này, vợ chồng em lại bảo nhau sau khi bán hết muối sẽ tiếp tục chuyển sang bán bắp rang bơ và bóng bay phục vụ khách du xuân”- chị Tuyến cho biết.

Rồi chị trầm giọng: “Thấy nhà người ta tưng bừng đón xuân, vui Tết, còn nhà mình vắng lạnh, thấy con nhà người khác được quây quần bên gia đình hoặc được bố mẹ dẫn đi xem pháo hoa, đi chúc Tết, du xuân... em không khỏi buồn, chạnh lòng, thương con lắm, nhưng hai vợ chồng động viên nhau, Tết là dịp dễ kiếm tiền hơn cả, nên phải chịu khó, phải cố gắng”.

Trong khi vợ chồng chị Tuyến chọn nghề bán muối kiếm thêm, thì vợ chồng chị Trần Thị Nhung (ở xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội), lại đi bán mía lộc- cũng là bán may mắn, tài lộc cho người. Theo lời chị Nhung, sau bữa cơm tất niên sớm vào lúc 16 giờ chiều cùng gia đình, hai vợ chồng chị chất đầy hơn 100 cây mía tím phóng sang khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm bán kiếm tiền.

“Bố mẹ chồng cứ bảo, lời lãi được bao nhiêu đâu mà đi bán đêm hôm làm gì cho vất vả, gia đình lại không được đoàn tụ, quây quần. Nhưng kinh tế gia đình chỉ trông vào đồng lương công nhân hạn hẹp của tôi và thu nhập bấp bênh từ nghề xe ôm của ông xã nên chúng tôi cũng muốn tranh thủ kiếm thêm để ra giêng đỡ khó khăn”- chị Nhung chia sẻ.

nhung nguoi quen tet
Mía lộc hút khách trong đêm giao thừa

Mía lộc tím được vợ chồng chị Nhung mua của một thương lái ở Hòa Bình, ngày thường chỉ có thể bán với giá 15-20 ngàn đồng/cây nhưng vào đêm giao thừa, vợ chồng chị có thể bán với giá với giá 25-30 ngàn đồng/cây, thậm chí 40 ngàn đồng/cây nếu gặp khách hào phóng. “Năm nay thời tiết ấm áp, nhưng lượng người đi chơi giao thừa không đông như năm trước, lượng khách mua hàng cũng ít hơn nên chúng tôi cũng chỉ giữ mức giá bình thường, không dám đẩy lên quá cao bởi lãi ít nhưng bán được hàng vẫn còn hơn là ế”- chị Nhung nói.

Vui Tết trên đường

Hòa lẫn trong dòng người tấp nập du xuân, trẩy hội ở khu vực hồ Hoàn Kiếm ngày mùng 1 Tết, vợ chồng con cái chị Nguyễn Thị Hương (Ân Thi, Hưng Yên) lọt thỏm với những chùm bóng bay khổng lồ, đủ màu sắc, tất bật mời chào khách.

Đón Tết trên đường đã trở thành thói quen của gia đình chị từ vài năm nay. Năm nào cũng thế, Tết là khi gia đình chị bận rộn và bươn chải nhất. Chiều tối 30 Tết, thay vì luộc gà, đồ xôi … chuẩn bị cúng giao thừa, vợ chồng con cái chị Hương hì hụi bơm hàng trăm quả bóng để bán trong đêm giao thừa và suốt những ngày Tết.

Vừa trao bóng cho khách, nhận tiền rồi trả lại tiền thừa, chị Hương vừa hồ hởi khoe: “Đi chơi Tết chủ yếu là thanh niên, gia đình có kèm theo trẻ nhỏ, hầu như ai cũng mua một quả bóng cho sắc xuân thêm tưng bừng, bởi vậy chúng tôi bán tương đối đắt hàng”. Trước câu hỏi: “Cả nhà đi hết thì ai cúng giao thừa?” chị Hương như chững lại đôi chút: “Lòng thành thôi cô ơi. Ở nhà còn ông bà nội, tuy đã già nhưng cũng vẫn có thể giúp con cháu bày chút hương hoa cúng lễ giao thừa. Vì cuộc sống mưu sinh, đành phải chấp nhận như vậy, ông bà tổ tiên thương con cháu thì cũng xá tội”.

nhung nguoi quen tet
Bán bóng bay ngày Tết- vừa kiếm tiền vừa có dịp trẩy hội, du xuân

Chị Hương kể, nhà chị vốn làm ruộng, chỉ đủ gạo mà thiếu tiền. Trong khi đó, hai con một đứa học đại học năm thứ hai, một đứa học cấp III, nhu cầu chi tiêu rất nhiều nên vợ chồng chị phải xoay đủ kế mưu sinh. Bình thường, vợ chồng chị và cậu con trai học ĐH Xây dựng thuê căn phòng trọ nhỏ ở phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng để hàng ngày con đi học, bố mẹ bán cháo dinh dưỡng cho trẻ em kiếm tiền.

Ngày thường đã phải tảo tần, ngày Tết có cơ hội kiếm tiền dễ hơn nên vợ chồng chị huy động thêm cả cô con gái út đang học cấp III ở quê cùng ra đường phố kiếm tiền. “Đi làm ngày Tết dù thiệt thòi đôi chút, nhưng bù lại niềm vui nhân lên khi gia đình có thêm thu nhập và các con được rèn thêm tình yêu lao động, quý trọng đồng tiền. Vả lại cũng là một công đôi việc, vừa bán được hàng, mà cũng vừa được du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày Tết trang hoàng lộng lẫy, đông vui tấp nập nên các cháu cũng hào hứng lắm, không thấy kêu ca, phàn nàn gì”- chị Hương chia sẻ.

Cũng giống như gia đình chị Hương và nhiều lao động nghèo khác, đã nhiều năm nay, anh Nguyễn Văn Thắng, quê ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh phải đón Tết trên đường bởi công việc của anh là bán bắp rang bơ phục vụ khách du xuân. Gặp anh chiều mùng 1 Tết, khi đang dắt chiếc xe đạp cà tàng với chiếc thùng lỉnh kỉnh đồ nghề hành nghề bán bắp rang bơ phía sau, cố gắng lách vào dòng người đông đúc trước cổng Văn Miếu Quốc Tử Giám để mời chào khách, anh Thắng cho biết, từ trưa mùng 1 Tết anh đã có mặt ở đây để bán bắp rang bơ cho khách đi chơi xuân. Nhưng do xe và người về đây rất đông nên trước cổng Văn Miếu thường bị ùn ứ, vì vậy những người bán hàng rong như anh không được đứng lâu. Cứ khoảng 10 phút anh lại phải đạp xe lòng vòng quanh mấy tuyến phố, rồi trở lại.

Anh Thắng cũng bộc bạch, với những người lao động nghèo như anh, thì ngày Tết cũng như ngày thường, cứ có cơ hội làm việc ra tiền ấy là vui. "Bình thường tôi vẫn bán bắp rang bơ ở các tụ điểm vui chơi công cộng, hoặc cổng trường học nhưng lời lãi chẳng bao nhiêu. Ngày Tết vẫn mặt hàng này mà tiền lãi nhận được còn hơn cả tháng buôn bán ngày thường nên tôi cố đi làm. Đi làm ngày Tết nhiều rồi mình cũng quên mất cái không khí sum họp gia đình trong những ngày Tết. Thuở nhỏ còn mong đến Tết, chứ giờ già rồi, Tết hay không cũng như nhau thôi”- anh Thắng nói.

Không chỉ trong đêm giao thừa mà trong suốt những ngày Tết Đinh Dậu, ở bất cứ đường phố, tụ điểm vui chơi nào trên địa bàn thành phố, bên cạnh cái nô nức, tưng bừng của dòng người du xuân, trẩy hội, người ta vẫn dễ dàng bắt gặp dáng vẻ lam lũ, tảo tần của những người lao động ngoại tỉnh quên niềm vui Tết để mưu sinh với đủ thứ nghề: Từ bán trứng vịt lộn, bán bóng bay, nặn tò he, bán đồ ăn, đồ chơi…

Vì miếng cơm manh áo của bản thân, của gia đình mình, họ đã chấp nhận nhọc nhằn, vất vả, hy sinh niềm vui sum vầy ngày Tết, nhưng cũng chính nhờ họ mà những chuyến du xuân của người Thủ đô thêm vui hơn, trọn vẹn hơn và cũng chính họ đã phần gìn giữ những nét đẹp, những phong tục đậm đà bản sắc của ngày Tết quê hương...

Thành An

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước kịp thời, đầy đủ trước Tết Nguyên đán, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

(LĐTĐ) Theo Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, triển vọng lương tích cực ở hầu hết ngành nghề. Mức lương tối thiểu ở phần lớn các công việc trong tất cả các lĩnh vực duy trì ổn định, ngoại trừ một vài vị trí có sự giảm nhẹ.
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

(LĐTĐ) Báo Thanh Niên vừa tổ chức thành công sự kiện tổng kết và trao giải mùa 4 của cuộc thi “Sống Đẹp” với chủ đề “San sẻ yêu thương”, một dịp tôn vinh những tác giả và tác phẩm xuất sắc, mang đến nhiều câu chuyện cảm động, truyền cảm hứng sống đẹp cho cộng đồng.
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng

Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng

(LĐTĐ) Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, hiện đã có 336 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn báo cáo tình hình xây dựng kế hoạch, phương án thưởng cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động (NLĐ).
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025

Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025

(LĐTĐ) Năm 2024 sắp kết thúc, Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần, đây chính là thời điểm mà câu chuyện thưởng Tết được bàn tới. Theo dự báo của các chuyên gia và ghi nhận sơ bộ từ doanh nghiệp, do tình hình sản xuất kinh doanh năm nay tốt hơn và lương tối thiểu tăng, tiền thưởng Tết năm nay có thể sẽ cao hơn năm trước.
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?

Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?

(LĐTĐ) Những ngày cuối năm, các bữa tiệc giáng sinh, tổng kết, tất niên diễn ra triền miên. Tham gia party liên tục khiến nhiều bạn trẻ nóng trong người do ảnh hưởng từ đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng

Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, đã có 1.676 doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết năm 2025. Trong đó mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất khoảng 375 triệu đồng.
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

(LĐTĐ) Dịp Tết Dương lịch 2025, người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương và có thể được thêm một khoản thưởng Tết.
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

(LĐTĐ) Càng về cuối năm, sức nóng deadline, KPI tăng tỷ lệ thuận với độ sốt ruột khi phố phường ngập tràn không khí Giáng sinh, Tết đến gần khiến độ nóng trong người của Gen Z tăng lên từng ngày.
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Năm 2024 sắp kết thúc, Tết dương lịch 2025 đang tới gần. Trong dịp này, ngoài chế độ ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động có thể được thêm một số khoản tiền.
Xem thêm
Phiên bản di động