Những chiến binh khởi nghiệp
Google coi Việt Nam là đối tác tốt trong khởi nghiệp sáng tạo | |
Cơ hội nhận tiền khởi nghiệp sau khi về nước |
Chủ nhân của quán chay V’s HOME là Vy - một cô gái Sài Gòn. Mỗi khi quán đông khách, Vy vui vẻ hỗ trợ nhân viên chạy bàn, lên món. Cô không hề coi quán ăn này như một hoạt động kinh doanh để thu lợi riêng, mà chỉ muốn xây dựng quán như một mô hình cộng đồng thiện nguyện.
Vì thế, lợi nhuận của quán sẽ trích một nửa để thưởng cho nhân viên, còn lại dùng làm các việc cộng đồng. Quán tuy nhỏ và mới chỉ hoạt động một khoảng thời gian chưa dài, thế nhưng đã có những bước khởi đầu suôn sẻ. Vy nói, cô đã mất nhiều thời gian để học ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với người khiếm thính, đào tạo họ có thể làm việc chuyên nghiệp và thuần thục.
Phạm Vy – cô chủ nhà hàng chay V’s Home. |
Theo Vy, những món ăn ở V’s HOME mang hơi thở của hương đồng gió nội, những hoa trái thơm ngon 3 miền được hội tụ tưởng đơn sơ mà kỹ càng trau chuốt. Cũng là hạt đậu, cà chua, rau mầm, bí ngô, cải thảo... nhưng hương vị truyền thống kết hợp với cách bày biện hiện đại mang phong cách châu Âu đã thổi hồn cho món ăn thêm mới lạ, quyến rũ. Cách đặt tên món cũng gợi mở, chân thành và đầy thương yêu: “Chiếc bánh hạnh phúc”, “Mùa hè chiều thẳng đứng”, “Cô gái đại dương”... Người phương Tây chú trọng sự sắp đặt trong món ăn. Nếu quan sát kỹ, quán tuy chẳng tới 10 bàn, nhưng khách Tây khá đông, họ lấy làm hài lòng trước các món ăn rất ngon, rất tươi mới, cách trình bày độc đáo, ra món cũng kỳ công. Vy không chỉ đặt nặng “thơm, ngon, mát, bổ” mà còn đặt nặng chuyện thực khách được thỏa mãn thị giác trước khi thưởng thức.
Ngay cả gia vị, quán không sử dụng các gia vị công nghiệp khi nấu. Nó là một phong cách ẩm thực mới khi mà nấu nướng hạn chế tối đa việc sử dụng gia vị công nghiệp: Không có mì chính và hạt nêm, không có nước tương, nước mắm. Những loại gia vị có thể mua được trên kệ siêu thị thì quán không dùng. Lý giải điều này, cô chủ quán cho biết, có rất nhiều hóa chất trong một loại gia vị công nghiệp: Chất điều vị, chất bảo quản, chất tạo màu, chất chống oxy hóa, chất chống axit, hương liệu tổng hợp... Vậy nên tự chế biến nước chấm chay cô mới cảm thấy yên tâm.
Những món ăn đẹp mắt của V’s HOME |
Có một chi tiết nhỏ nhưng lại khiến quán chay đặc biệt này níu được chân khách đó là tâm huyết bảo vệ môi trường của người sáng lập. Vy nỗ lực đào tạo nhân viên tái sử dụng túi nylon, hạn chế xả rác ra môi trường. Chính nhân viên là những người sử dụng trực tiếp các nguyên liệu hằng ngày, khi nhận đồ từ trang trại về, người ta đã phải bỏ rau, củ, quả... vào túi nylon, túi xốp, túi lưới để bảo quản. Các loại túi này sẽ được nhân viên quán tích lại, đem gửi về trang trại để tái sử dụng.
Trong câu chuyện với chúng tôi, Vy chia sẻ lợi nhuận của quán cô dành để chia cho nhân viên và phục vụ cộng đồng. Các hoạt động cộng đồng mà Vy hướng tới chủ yếu trong các lĩnh vực giáo dục và tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật. Trong năm mới này, Vy sẽ hiện thực hóa những ý tưởng đẹp đẽ mà cô đang ấp ủ.
Tạm biệt Vy, chúng tôi gặp Trịnh Huy Minh, một chàng trai quê Thanh Hóa. Tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh Trường Đại học Ngoại thương, Minh vẫn quyết định thi lại đại học rồi nộp đơn vào Trường Đại học Lâm nghiệp để học kiến thức về trồng trọt. Lý giải về lựa chọn khá bất ngờ của mình, chàng trai quê Thanh Hóa giải thích, Minh muốn vào Trường Đại học Lâm nghiệp để học những kiến thức căn bản canh tác nông nghiệp, phục vụ cho công việc hiện tại cũng như kế hoạch tương lai của mình.
Trịnh Huy Minh |
Sớm quyết định chọn Hà Nội để khởi nghiệp, từ khi đang là sinh viên năm thứ 4, Minh đã lặn lội lên Ba Vì để học trồng nấm. Thế rồi Minh thuê luôn mảnh đất khoảng 2.000m2 gần cơ sở của người hướng dẫn để vừa học vừa thực hành luôn. Qua một vài vụ thu hoạch, Minh đã đón nhận được những thành công ban đầu. Theo Minh, chi phí tốn kém nhất là tiền thuê đất mất khoảng 12 triệu đồng một năm, còn lại tiền thuê nhân công không mất nhiều vì chủ yếu Minh đều tự làm, từ việc chăm sóc cho tới toàn bộ khâu thu hoạch nấm. "Em chỉ thuê nhân công vào một số thời điểm cần thiết, khoảng 1-2 ngày" - Minh nói thêm.
Minh cho biết, mặc dù có lãi, song vụ nấm đầu tiên của em thực tế là "mất mùa" bởi sản lượng nấm đáng ra phải được gấp đôi như vậy. Nguyên nhân chính là do Minh đã trồng nấm sai thời điểm và những kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc chưa thực sự thành thục. Đây là lý do chính khiến Minh quyết định thi lại đại học, nộp đơn vào Trường Đại học Lâm nghiệp để học những kiến thức căn bản nhất về kỹ thuật gieo trồng. Quá trình trồng vụ nấm đầu tiên khiến em nhận ra rằng để làm công việc này, cần phải có kiến thức cơ bản thì mới có hiệu quả.
Đã có quãng thời gian, Minh vừa phải kết thúc chương trình học tại Trường Đại học Ngoại thương, vừa phải mày mò để chăm lo cho trại nấm, vừa phải ôn tập để thi lại vào Đại học Lâm Nghiệp. Cuối cùng mong ước của Minh cũng thành hiện thực. Khi vào Trường Đại học Lâm nghiệp, thấy được đam mê và nhiệt huyết của Minh, nhà trường đã cho Minh mượn một mảnh đất trong khu thực nghiệm trồng trọt để làm cơ sở trồng nấm. Mục đích của Minh khi triển khai cơ sở này là nhằm kết hợp việc trồng nấm với nghiên cứu khoa học.
Về công việc sắp tới, Minh cho biết, hiện tại, với số vốn chưa lớn, em mới chỉ dùng được một phần nhỏ diện tích đất mà trường giao. Tới đây, em sẽ mở rộng cơ sở trồng nấm của mình. Ngoài nấm hương em cũng sẽ trồng thêm nhiều loại nấm khác.Bên cạnh đó, Minh cũng muốn phát triển nghiên cứu khoa học chứ không chỉ đơn thuần là trồng nấm để bán. Theo Minh, mục tiêu của em thi vào Trường Đại học Lâm nghiệp là để nghiên cứu kỹ thuật trồng trọt và tạo ra những giống nấm có giá trị kinh tế cao hơn để áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp…
Cuộc gặp với hai bạn trẻ này đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Chọn mảnh đất Hà thành để lập nghiệp, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, luôn nỗ lực hết mình để làm những việc có ý nghĩa sâu sắc cho cộng đồng. Góp phần làm cho Hà Nội ngày càng trở nên thân thương và gần gũi hơn, năng động hơn.
Hà Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05