Nhìn từ những mất mát mang tên thiên tai
Khôi phục rừng tự nhiên giúp giảm thiệt hại thiên tai | |
Thiên tai tiếp tục có những diễn biến phức tạp | |
Triển khai ngay phương án ứng phó thiên tai |
Theo đánh giá của các ngành chức năng, trong những năm gần đây, thiên tai liên tục xảy ra khốc liệt và dị thường. Yếu tố tác động và những hệ lụy do thiên tai gây ra có xu hướng tăng cả về cường độ lẫn tần suất. Có thể kể đến hạn hán tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2015, đầu năm 2016 và bão lũ trong năm 2017, 2018.
Người dân thuộc một số xã của huyện Chương Mỹ sống trong cảnh lụt lội. Ảnh: Đinh Luyện |
Dĩ nhiên, những khốc liệt do thời tiết cực đoan gây nên đã khiến thiệt hại rất lớn về người và của. Theo tính toán, chỉ riêng từ đầu năm 2018 đến nay, đã có 3 cơn bão, 4 áp thấp nhiệt đới xuất hiện, nhiều giông, lốc, sét làm hơn 18.500 nhà ngập, hư hỏng, hơn 90.800 ha lúa, hoa màu thiệt hại, 109 người chết và mất tích, tổng thiệt hại 2.500 tỷ đồng.
Tại cuộc tọa đàm “Phục hồi rừng tự nhiên: Điều kiện và yêu cầu cải thiện chính sách lâm nghiệp” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên tổ chức cách đây ít lâu, các chuyên gia đã chỉ rõ, hiện tượng rừng suy giảm đã có tác động nhất định đến các yếu tố thiên tai cực đoan.
Theo đánh giá, hiện rừng tự nhiên đã giảm 5.726ha so với diện tích 10.242.141ha năm 2016. Kết quả đánh giá nhiều năm cho thấy, dù tổng diện tích rừng của Việt Nam tăng thuần từ 2004 đến 2016, nhưng rừng phòng hộ lại là đối tượng có những biến động âm lớn nhất về diện tích trong ba loại rừng, với tốc độ giảm diện tích trung bình khoảng 2%/năm. Đây là một nghịch lý.
Các hiện tượng thời tiết ngày càng có xu hướng phát triển cực đoan. Ảnh. Đ.L |
Theo các chuyên gia, việc khai thác, chặt phá rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ đã khiến nhiều cánh rừng trở nên trơ trụi. Các kiểu khai thác khoáng sản từ thủ công đến công nghiệp và xây dựng các công trình lấn chiếm lòng suối, làm giảm hoặc thậm chí mất hành lang thoát lũ là nhân tố quan trọng tạo ra nguy cơ nứt núi, lở đất, lũ quét.
Thế mới biết, thiên tai và con người, thời tiết cực đoan và những thiệt hại đi kèm là những thái cực có sự liên kết nhân quả với nhau. Làm sao để cải thiện tình hình? Nếu đem băn khoăn này hỏi bất kỳ ai, hẳn câu trả lời sẽ là phải chặn đứng việc tàn phá rừng, hủy hoại môi sinh, ngăn khai thác khoáng sản bừa bãi và hạn chế xây dựng thêm thủy điện… giải pháp luôn có và ai cũng ý thức được. Thế nhưng, từ những giải pháp đến hành động thực tế dường như vẫn còn những khoảng cách với muôn trùng khó khăn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00