Nhiều đề xuất mới về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của người lao động
Cần nghiên cứu điều chỉnh thời gian làm việc xuống 44 giờ | |
Đề nghị áp dụng chế độ làm việc 44 giờ/1 tuần với những lao động trực tiếp |
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động (hiện hành) đã góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Tuy nhiên, việc triển khai Nghị định 45 đã có một số khó khăn và vướng mắc như: Chưa rõ cụm từ làm việc theo ca, ca liên tục; cách tính thời điểm và thời gian giảm giờ làm việc đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu; còn có cách hiểu khác nhau trong việc áp dụng quy định về việc nghỉ sau nhiều ngày làm thêm, tính số ngày phép nếu ngày làm việc không đủ tháng… Một số tồn tại trên xuất phát từ các quy định trong Bộ luật lao động 2012 (như quy định về giảm thời gian làm việc năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, nghỉ sau nhiều ngày làm thêm liên tục).
Ngày 20/11/2019, Bộ luật Lao động (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021. Bộ Luật này được xây dựng trên cơ sở kế thừa điểm tiến bộ của quy định hiện hành, khắc phục những hạn chế, bất cập phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện… Từ những lý do trên, việc nghiên cứu xây dựng, ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động 2019 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là cần thiết.
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội có một số đề xuất mới về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động. Ảnh minh họa. |
Hiện, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi gồm 3 chương, 15 điều. Trong đó có một số điểm đáng chú ý như: Điều 3 (thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương) được kế thừa từ Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP, đồng thời có tiếp thu, chỉnh sửa: Bỏ quy định “Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 1 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu” để phù hợp với quy định mới tại Khoản 2 Điều 148 của Bộ luật Lao động (được quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian); bổ sung Khoản 10, quy định “Thời gian người lao động được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật”.
Bên cạnh đó, Điều 4 của dự thảo đề xuất bổ sung Khoản 3 quy định “Đối với trường hợp làm việc không trọn ngày quy định tại Điều 32 của Bộ luật lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày”. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, đề xuất này xuất phát từ thực tế có người lao động chỉ làm 2 – 3 giờ một ngày (như phục vụ bàn trong các quán ăn…), nếu áp dụng quy định hiện hành chỉ được làm thêm 1 – 1,5 giờ, gây khó khăn cho tổ chức công việc khi cần làm thêm vào lúc cao điểm. Ngoài ra, dự thảo đề xuất bổ sung quy định mới tại Điều 7 (Tính vào số giờ làm thêm trong một số trường hợp đặc biệt). Đề xuất này xuất phát từ những bất cập khi tính toán số giờ làm thêm trong thời gian vừa qua, cụ thể:
Khoản 1 đề xuất quy định cách tính cho các trường hợp áp dụng quy định làm việc không trọn ngày, trọn tuần hoặc ngày làm việc dưới 8 giờ, tuần làm việc dưới 48 giờ. Cụ thể: Nếu tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 8 giờ trong ngày, thì số giờ làm thêm vẫn phải trả lương làm thêm nhưng không tính cộng vào tổng số giờ làm thêm trong ngày, trong tháng, trong năm; nếu tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm từ trên 8 giờ đến 12 giờ trong ngày, thì số giờ vượt quá 8 giờ này phải trả lương làm thêm và cộng vào số giờ làm thêm trong ngày…
Khoản 2 đề xuất áp dụng cho trường hợp xây dựng thời giờ làm việc bình thường theo tuần quy định tại Khoản 2 Điều 105 của Bộ luật Lao động (thì số giờ làm thêm trong ngày phải trả lương làm thêm giờ nhưng không cộng vào tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm, nếu tổng số giờ làm việc trong tuần không quá 48 giờ). Quy định này xuất phát từ thực tế trong thời gian qua, một số doanh nghiệp kế thừa thực hiện quy định từ Bộ luật Lao động 1994, tổ chức làm việc theo tuần là 48 giờ, chẳng hạn như: Tập đoàn Intel Việt Nam bố trí thời gian làm việc của người lao động là 4 ngày/tuần mỗi ngày không quá 12 giờ; nếu áp dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 105 của Bộ luật Lao động mà không có hướng dẫn thêm thì mỗi ngày sẽ có 2 giờ làm thêm, một năm trên 160 giờ làm thêm, trong khi thực tế mỗi tuần chỉ làm 48 giờ làm việc…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00