Nhân lực ngành an toàn thông tin mạng cần cả lượng và chất
Mở rộng hợp tác toàn diện phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao | |
Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực |
Các đội tham ra chung kết Cuộc thi quốc gia Sinh viên với An toàn thông tin 2017. (Ảnh: Cao Phương/TTXVN) |
Đến nay, trình độ nhân lực an toàn thông tin ở Việt Nam không thua kém các nước trong khu vực, trong đó hàng ngàn chuyên gia an toàn thông tin của Việt Nam đã được cấp chứng chỉ quốc tế. Tuy nhiên, để đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực phục vụ trong lĩnh vực an toàn thông tin trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Việt Nam vẫn cần đảm bảo, quan tâm hơn nữa về cả lượng và chất của nguồn nhân lực.
Tăng quân số
Theo Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam hiện có 8/8 cơ sở đào tạo trọng điểm đã tuyển sinh đào tạo hệ chính quy thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân về an toàn thông tin để triển khai Đề án 99. Ông Nguyễn Huy Dũng (Phó Cục trưởng Cục An toàn Thông tin) cho biết qua bốn năm triển khai Đề án 99, cả nước đã có hơn 4.800 học viên được đào tạo về an toàn an ninh thông tin.
80% số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường đã có việc làm. Các cơ sở đào tạo trọng điểm đã cử được 91 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo về an toàn an ninh thông tin tại nước ngoài, trong đó có 63 tiến sỹ, 18 thạc sỹ. Đến cuối năm 2017, cả nước đã có 953 kỹ sư, cử nhân, thạc sỹ về an toàn an ninh thông tin tốt nghiệp.
Mục tiêu của Đề án là đến năm 2020 có 2.000 học viên có trình độ đại học và trên đại học về an ninh an toàn thông tin, kết quả đào tạo sau bốn năm thực hiện đã đạt khoảng 47% mục tiêu của Đề án 99. Bên cạnh đó, Cục An toàn Thông tin đã phối hợp với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin tổ chức các cuộc thi an ninh mạng toàn cầu, hướng nghiệp cho sinh viên an toàn thông tin, hội chợ việc làm cho sinh viên...
Trong đó, hội chợ việc làm được tổ chức tại Học viện Bưu chính Viễn thông (Hà Nội) và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 đã thu hút hơn 5.000 sinh viên tham dự và khoảng 60 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng. Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách an ninh mạng, Tập đoàn Công nghệ BKAV, chia sẻ công nghệ và Internet phát triển, sinh viên có thể học công nghệ từ xa nhưng vẫn phải thực tế tham gia giải quyết công việc mới xác định được năng lực.
Chọn học ngành công nghệ, sinh viên cần xác định phải vừa học, vừa làm, khi thực sự đi làm vẫn phải tiếp tục học hỏi, cập nhật để theo kịp sự phát triển của công nghệ. Theo đánh giá của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tham gia thực hiện Đề án 99, hiện nhiều sinh viên ngành an toàn thông tin đang thiếu kỹ năng mềm để có thể đáp ứng yêu cầu của công việc.
Ông Khổng Huy Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ an ninh Không gian mạng Việt Nam cho biết Công ty không chỉ cần nhân viên giỏi công việc, có trình độ tiếng Anh đủ dùng, mà thật sự cần những người có tư duy giải quyết vấn đề nhanh. Sinh viên Việt Nam khi tốt nghiệp nhìn chung vẫn còn thiếu các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, làm báo cáo, thuyết trình, phản biện...
Cần đầu tư cho chất lượng chuyên môn
Đề án 99 cũng đặt ra mục tiêu đưa 300 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo về an ninh an toàn thông tin ở nước ngoài. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2017 mục tiêu này mới chỉ đạt khoảng 22%. Đề án cũng đưa ra chỉ tiêu đưa 1.500 lượt cán bộ chuyên trách về an toàn an ninh thông tin đi đào tạo ngắn hạn cập nhật công nghệ, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia an ninh an toàn thông tin cho rằng về lâu dài Việt Nam cần có thêm cơ sở đào tạo an ninh an toàn thông tin uy tín ở trong nước. Bởi trong lĩnh vực an ninh an toàn thông tin, các chuyên gia an toàn thông tin nước ngoài sẽ không chia sẻ hết những kinh nghiệm phòng chống tấn công mạng do đây luôn là thông tin bí mật của các đơn vị.
Ngoài ra, nguồn lực tài chính cũng là khó khăn cơ bản quyết định chất lượng và số lượng đội ngũ nhân lực an toàn thông tin. Trong giai đoạn ba năm đầu triển khai Đề án 99 (2014-2017), tổng kinh phí được cấp chỉ bằng 20-25% tổng mức kinh phí dự kiến.
Giờ thực hành của sinh viên khoa Coong nghệ thông tin và Truyền thông (Trường Đại học Hồng Đức). (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN) |
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho biết tại Việt Nam đang tồn tại sự mất cân đối giữa chỉ tiêu đào tạo, nguồn lực bố trí cũng như nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin.
Trong thời đại kỷ nguyên số, nền công nghệ của một quốc gia không chỉ dựa vào lợi thế về vốn, công nghệ và tài nguyên khoáng sản sẵn có mà còn phụ thuộc vào năng lực sáng tạo, khả năng cập nhật kỹ năng, kiến thức của đội ngũ nhân lực. Trong đó, ngành an toàn, an ninh thông tin mạng luôn đòi hỏi mỗi chuyên gia phải thể hiện sự chủ động, sáng tạo trong phòng chống các cuộc tấn công mạng chứ không “ngồi chờ” sự cố xảy ra để khắc phục hậu quả.
Thời gian qua, trong ngành thông tin đã có sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo, tập đoàn, doanh nghiệp an toàn thông tin trong nước để mở thêm các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về an toàn, an ninh thông tin. Đây là việc làm cần thiết, góp phần thu hút thêm vốn đầu tư từ các đơn vị tham gia học tập, đào tạo. Bên cạnh đó, để chuẩn bị hội nhập trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đòi hỏi bản thân mỗi sinh viên phải thực sự nỗ lực, chủ động học tập, nghiên cứu tại giảng đường, vừa phải tham gia thực hành các kỹ năng tại các doanh nghiệp.
Hiện nay, các cơ sở đã tuyển sinh đào tạo đại học và sau đại học ngành an toàn an ninh thông tin mặc dù đã đáp ứng được về số lượng, nhưng chất lượng tuyển sinh đầu vào cũng như chất lượng đào tạo và sau đào tạo sẽ tiếp tục là vấn đề cần sự quan tâm đầu tư toàn diện của toàn hệ thống các đơn vị trong ngành công nghệ thông tin từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo đến bản thân sinh viên thời đại công nghệ. Ông Phạm Duy Hậu, giảng viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên học hết năm thứ ba sẽ đi thực tập.
Đến năm thứ tư, 17/25 sinh viên đã có thể vừa học vừa có việc làm. Lĩnh vực an toàn thông tin rất rộng, để nắm được và làm được việc trên tất các lĩnh vực thì rất khó. Vì vậy, muốn giỏi về an toàn thông tin, thì phải đầu tư công sức nhiều hơn theo nguyên tắc chọn học nền tảng công nghệ thật chắc, từ đó đầu tư cho lĩnh vực mình yêu thích./.
Theo Ngọc Bích/vietnamplus.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56