Nhà nước không can thiệp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp
Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ thay đổi như thế nào? | |
Tiền lương phải đảm bảo cuộc sống cho người hưởng lương | |
Tiền lương phải thực sự đáp ứng cuộc sống |
Phó Chủ tịch Thường trực Tòng Thị Phóng khẳng định: Chính sách tiền lương là chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003. Qua các lần cải cách tiền lương, đời sống của người lao động, cán bộ công chức được nâng lên. Trong khu vực doanh nghiệp, chính sách tiền lương từng bước được hoàn thiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Bên cạnh kết quả đạt được, chính sách tiền lương còn nhiều hạn chế, bất cập. Chính sách tiền lương trong khu vực công còn chưa phù hợp, thiết kế hệ thống bảng lương không thực sự phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; trả lương còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
Chính sách tiền lương hiện tại có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định. Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động. Nguyên nhân của tình trạng này có nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có nội lực nền kinh tế còn yếu, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động còn thấp.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng truyền đạt nội dung của Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương (ảnh: Quochoi.vn) |
Việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương vẫn chậm, chưa nghiên cứu căn bản và toàn diện về chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt vẫn còn tình trạng nể nang khi tiến hành xác định vị trí việc làm, trong tuyển dụng, đánh giá cán bộ, công chức…
Trên cơ sở phân tích tình hình, bất cập trong chính sách tiền lương, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết: Nghị quyết 27 đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong chính sách tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống của người lao động.
Cải cách chính sách tiền lương tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường; trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước. Đối với khu vực doanh nghiệp, trả lương trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và chủ sử dụng lao động.
Nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương nêu rõ mục tiêu thực hiện cải cách chính sách tiền lương thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó: từ năm 2021, áp dụng tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Đối với khu vực doanh nghiệp, từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch Thường trực Tòng Thị Phóng cũng thông tin về 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp. Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, coi đây là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương.
Để cụ thể hóa nghị quyết vào cuộc sống, đồng chí Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, Đảng đoàn Quốc hội cần xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Trung ương, rà soát chương trình xây dựng luật, pháp lệnh liên quan đến chính sách tiền lương; sửa đổi văn bản luật, pháp lệnh, liên quan đến cán bộ, công chức viên chức và người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31