Nhà báo bị hành hung vì chống tiêu cực: Gian nan đường đến sự thật
Khẩn trương làm rõ vụ phóng viên Báo Giao thông bị hành hung |
Ngày 8/6, hai phóng viên (PV) Vĩnh Phú và Linh Hoàng của báo Giao thông vận tải đang trong quá trình tác nghiệp tại cầu Tăng Long, phường Long Trường, quận 9, TP.HCM thì bị một nhóm đối tượng xông đến đánh, cướp máy quay phim. Anh Linh Hoàng bị 1 đối tượng cầm đá đập vào đầu rồi xông vào đánh, trong khi PV Vĩnh Phú bị các đối tượng khác đánh đấm túi bụi khiến cả hai phải bỏ xe chạy khỏi hiện trường.
Hai phóng viên báo Giao thông bị hành hung |
Được biết, thực hiện chỉ đạo của Ban biên tập báo, trước đó, PV Linh Hoàng đã quay phóng sự phản ánh hàng loạt xe Howo chở cát ngang nhiên tung hoành trên tuyến đường Lò Lu và Lã Xuân Oai, thuộc phường Trường Thạnh và Long Trường (quận 9, TP HCM) và đăng trên báo Giao thông điện tử vào ngày 7/6. Ngày hôm sau hai PV này đã quay trở lại hiện trường , theo chỉ đạo của BBT để tiếp tục ghi nhận thực tế, làm rõ chủ nhân của những chiếc xe Howo thì bị các đối tượng hành hung, khiến cả hai phải nhập viện. Hiện tại công an quận 9 đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Cần đưa chế tài “chống người thi hành công vụ” vào Luật Báo chí. Theo bà Nguyễn Thị Khá, đại biểu Quốc hội, Thường trực UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội, phóng viên, nhà báo đi thu thập thông tin cũng là thực hiện nhiệm vụ do cơ quan báo chí giao. Do đó, hoạt động của nhà báo trong lúc tác nghiệp cũng là hoạt động công vụ. Báo chí làm theo luật, làm sai phải chịu trách nhiệm, do đó những người chống lại hoạt động thi hành công vụ phải có chế tài xử lý. “Cần đưa chế tài “chống người thi hành công vụ” vào trong Luật Báo chí. Phải làm rõ, tại sao hành hung nhà báo, tùy theo mức độ xử lý hành chính hoặc hình sự, chẳng hạn như hành hung phóng viên, nhà báo, đập phá máy móc, phương tiện. Mỗi trường hợp không giống nhau, tùy theo mức độ mà xử lý”, bà Khá đề nghị. |
Trước đó vào ngày 3/6, sau khi đã thu thập được toàn bộ chứng cứ về hiện trạng một số cây cầu dân sinh ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn do Xí nghiệp cơ khí Quang Trung (trụ sở tại Ninh Bình) thi công không đảm bảo chất lượng, phóng viên Phạm Quốc Cường báo Dân trí đã gọi điện đặt lịch làm việc với giám đốc xí nghiệp này là ông Nguyễn Tăng Cường. Thay bằng việc hợp tác hay từ chối, ông Cường đã dùng lời lẽ thiếu văn hóa lăng mạ nhà báo, đồng thời đe dọa như "tát vào mặt", "vả gãy răng" phóng viên Quốc Cường.
Còn nhớ, cuối năm 2014, kẻ giấu mặt ở Đắk Lắk đã dùng loại sim trả trước nhắn vào điện thoại của nhà báo Hoàng Thiên Nga, Trưởng ban đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên, đe dọa “… báo chí… gì? Chỉ cần không đến nửa tấn tiêu là cái đầu mày không nằm trên cổ nữa đâu!”. Cùng đó, một phóng viên báo Tuổi Trẻ cũng nhận được nhắn tin: “...Mày đã phạm vào những điều không được phép làm. Mày sẽ phải trả giá, rồi lúc đó mày còn đủ bản lĩnh để mà viết lách?... Xem chúng mày có dám xuống đất Cư Kuin nữa không, tao sẽ luộc từng đứa một...”. Cách đây vài năm, nữ phóng viên báo Đời sống& Pháp luật đã từng bị Chu Đăng Khoa (đại gia đang được đồn đoán có quan hệ tình cảm với ca sỹ Hà Hồ), ném bật lửa và bao thuốc lá vào mặt, khiến máy ảnh bị rơi xuống đất và hư hỏng, khi cô đang phối hợp tác nghiệp cùng tổ công tác Y2/141 CAHN, ghi lại những hành vi sai phạm khi tham gia giao thông của Khoa.
Từ những vụ việc trên cho thấy, việc phóng viên bị hành hung hay bị đe dọa khi thu thập thông tin, đưa những vụ việc sai trái, phi pháp, tiêu cực của cá nhân, doanh nghiệp ra công luận, không còn là chuyện hiếm, thậm chí có chiều hướng gia tăng. Trong buổi gặp mặt báo chí vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao Thông vận tải Đinh La Thăng cho rằng: Nghề báo thực sự là nghề quá nhiều áp lực và nguy hiểm, đồng thời nhấn mạnh, báo chí đã đóng góp cho ngành giao thông vận tải trong việc phản ánh những tiêu cực đang diễn ra trong lĩnh vực vận tải. “Hành vi đe dọa nhà báo của doanh nghiệp là đáng lên án, cần phải bị xử lý theo quy định pháp luật. Quan điểm của Bộ là các cơ quan phải bảo vệ các nhà báo”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Liên quan đến vụ việc hai phóng viên báo Giao thông vận tải bị hành hung, Trung ương Hội nhà báo Việt Nam đến thời điểm hiện tại vẫn chưa đưa ra câu trả lời chính thức, hoặc lên tiếng bảo vệ phóng viên bị đánh, mặc dù trong công văn gửi Trung ương Hội, Bộ Giao thông Vận tải, Hội nhà báo thành phố Hồ Chí Minh và Công an thành phố Hồ Chí Minh, báo Giao Thông có nêu: "Đây là hành động côn đồ, cố ý hành hung và cướp tài sản của phóng viên khi tác nghiệp. Trong khi cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, hành động của nhóm côn đồ thể hiện việc bất chấp pháp luật, có dấu hiệu trả thù, dằn mặt PV và cơ quan báo chí".
Và thật đáng buồn, khi người làm báo (người chống tiêu cực) bị hành hung, có không ít người, khi được hỏi, hoặc bày tỏ trên mạng xã hội, lại có thái độ hả lòng hả dạ. Phải chăng, số người “hả hê” kia chắc hẳn hoặc là đã từng bị phanh phui hành vi sai trái lên mặt báo hoặc là sợ hành vi khuất tất mờ ám của mình bị phát hiện?. Dẫu là lý do nào đi nữa thì sự hả hê nghiệt ngã của dư luận, và những vụ việc nhà báo bị đe dọa, hành hung,…đôi khi khiến người làm báo sợ…khai nghề với người lạ và không khỏi bất an dù luôn xác định “sinh nghề, tử nghiệp”.
Thương Huế
Những giải pháp mang tính phòng ngừa cho nhà báo vẫn chưa được pháp luật quy định cụ thể . Tác nghiệp báo chí đòi hỏi những hoạt động đặc thù mà trong một chừng mực nào đó, sự bảo vệ cho nhà báo (nếu có) khó có thể được thực hiện theo một cách thông thường. Vì vậy, khi có tình huống nguy hiểm, nhà báo thường rơi vào tình thế bất lợi. Hơn nữa, trong thực tế nhà báo chưa được trang bị các kỹ năng phòng tránh, chủ động đối phó với hiểm nguy ngay từ khi học trong các trường dạy báo chí. Còn các tòa soạn và chính những nhà báo nhiều khi cũng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Về mặt luật pháp, tại khoản 3, điều 28 Luật Báo chí quy định: “Người nào (…) cản trở hoạt động báo chí, đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, làm hư hỏng phương tiện, tài liệu và các quy định khác của pháp luật về báo chí thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp mang tính chất giải quyết hậu quả. Còn những giải pháp mang tính phòng ngừa vẫn chưa được pháp luật quy định một cách cụ thể. Vì vậy, nhà báo vẫn tiếp tục phải đối diện với những nguy cơ rủi ro cao khi tác nghiệp. (Luật sư Trần Trung Kiên) |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Khởi tố 8 bị can liên quan đến Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An
Tin nóng 02/11/2024 14:24
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng xây nhà trái phép tại Bình Dương
Tin nóng 02/11/2024 14:11
Truy tố nhân viên Ngân hàng Tiên Phong chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC
Tin nóng 02/11/2024 07:31
"Nhận hối lộ", cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh lĩnh án 54 tháng tù
Pháp đình 01/11/2024 20:10
Công an Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng, chống ma túy tại các bến xe
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 31/10/2024 20:42
Công đoàn ngành NN&PTNT tuyên truyền Luật Công chức, Luật Viên chức và Luật Thủ đô sửa đổi
Pháp luật 31/10/2024 20:39
Tạm giữ gần 3.400 chiếc vợt Pickleball nhập lậu, vi phạm kinh doanh trên Facebook
Tin nóng 31/10/2024 20:37
Lừa 14 bị hại bằng chiêu trò đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Ireland
Tin nóng 31/10/2024 15:30
Bắt nguyên Phó Giám đốc ngân hàng lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt hơn 50 tỷ đồng
Tin nóng 30/10/2024 19:27