Nguy hiểm hàng giả, hàng nhái “đội lốt” thương hiệu Việt

09:55 | 02/08/2016
Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động cùng với sự đồng hành của các doanh nghiệp (DN) Việt ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình. Tuy nhiên, việc một số DN vì lợi nhuận đã không từ thủ đoạn trá hình, gắn nhãn mác hàng Việt vào các sản phẩm nhập lậu đánh lừa người tiêu dùng, kiếm lợi nhuận cao đang có nguy cơ làm giảm uy tín thương hiệu Việt.
nguy hiem cho ca nen san xuat Hàng lậu, hàng giả ngày càng tinh vi
nguy hiem cho ca nen san xuat Cảnh báo: Sữa Meiji ở Việt Nam có thể là hàng giả
nguy hiem cho ca nen san xuat Hàng giả, hàng nhái tràn lan: Khó xử lý... vì nhiều lý do!

Hàng giả, hàng nhái “uy hiếp” hàng Việt

Sự chuyển mình mạnh mẽ nhất trong cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” phải kể đến các DN trong lĩnh vực thời trang, may mặc.

Tại Hà Nội, chỉ cần khảo sát qua các tuyến phố kinh doanh sầm uất như Chùa Bộc, Thái Hà, Cầu Giấy..., đã có khoảng 10 cửa hàng thời trang với đầy đủ các mặt hàng từ giày dép, túi xách...

nguy hiem cho ca nen san xuat
Người tiêu dùng cần tỉnh táo trước các sản phẩm đội lốt thương hiệu Việt Nam.

Tuy nhiên, ngoài việc bán các sản phẩm chính hãng với giá được niêm yết công khai thì không ít các cửa hàng đều tranh thủ “quy hoạch” một góc riêng để bán các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc với mức giá rẻ hơn rất nhiều. Không hiếm khách tìm đến mua hàng made in Việt Nam nhưng cuối cùng lại không cưỡng lại mức giá hấp dẫn, mẫu mã bắt mắt của những món đồ Trung Quốc giá rẻ.

Bát nháo hơn nữa là không ít cửa hàng sẵn sàng “treo đầu dê, bán thịt chó” khi bày bán sản phẩm còn lột xác chưa hết khi tem bên ngoài Made in Vietnam còn cổ áo lại là tem chứng nhận hàng Tàu. Thực tế này chiếm 90% tại các khu chợ bình dân như chợ Xanh, chợ Dịch Vọng...

Tại một buổi tọa đàm về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt mới đây, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng thừa nhận hiện một số thương hiệu thời trang trong nước như Việt Tiến, Nhà Bè... đều đã chiếm được thị phần trong nước.

Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều hàng lậu, hàng nhái kém chất lượng, nhất là hàng thời trang Trung Quốc đội lốt hàng Việt bày bán tràn lan, khiến hàng Việt, nhất là hàng thời trang lâm cảnh thất thế.

Trên thực tế, hành vi trà trộn này chủ yếu ở lĩnh vực may mặc, giầy dép do đặc thù nguyên vật liệu rẻ, dễ mua, còn các sản phẩm máy móc, đồ điện tử... tình trạng nhập nhèm này hạn chế hơn. Tuy nhiên đối với nhóm ngành hàng này lại phải đối mặt với ma trận hàng giả, hàng nhái thi nhau bủa vây.

Đặc thù các sản phẩm điện tử, máy móc... ở nước ta chủ yếu là phân phối và lắp ráp. Trong khi một số các DN thể hiện được sự nỗ lực của mình qua việc tự sản xuất được một vài linh kiện lắp ráp để hạn chế việc nhập khẩu linh kiện nhằm giảm giá thành sản phẩm thì việc xuất hiện ngày càng nhiều hàng giả, hàng nhái... khiến việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên khốc liệt.

Chia sẻ về thực tế này, ông Bùi Văn Khương - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ferrolli Việt Nam - cho biết, hiện tại công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối máy lọc nước có xuất xứ từ Đài Loan.

Cho đến nay, phía công ty đã sản xuất được một vài linh kiện và áp dụng vào sản phẩm, không phải nhập của nước ngoài nên đã góp phần hạ giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Trong tương lai gần, phía công ty sẽ chủ động hoàn toàn các linh kiện nhằm sản xuất những sản phẩm “made in Vietnam” để phục vụ người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng theo trải lòng ông Khương, hiện trên thị trường, ma trận hàng máy lọc nước giả, giá rẻ đang bủa vây những DN làm ăn chân chính cũng đã tác động đến ý chí xây dựng thương hiệu Việt ấp ủ bấy lâu nay.

Doanh nghiệp cần nâng cao tính chủ động

Thừa nhận thực tế này, Ông Nguyễn Công San - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, đã có tình trạng nhiều cơ sở sản xuất trong nước đặt hàng DN Trung Quốc sản xuất rồi mang về gắn mác thương hiệu của DN. Khi bị phát hiện, DN lý luận rằng, nguyên liệu dệt may chủ yếu nhập từ Trung Quốc nên sản phẩm do Trung Quốc làm cũng như DN sản xuất ra.

Hệ quả của tình trạng đội lốt là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến sản xuất trong nước gặp khó khăn. Nguy hại hơn nữa, nếu không quản lý chặt, những mặt hàng Trung Quốc kém chất lượng trà trộn vào hàng Việt để xuất đi nước ngoài sẽ gián tiếp “giết chết” hàng Việt và làm thất thu ngân sách Nhà nước.

“Vì thế, bản thân DN cũng cần ý thức trong việc thuê DN Trung Quốc sản xuất hoặc gắn mác bừa bãi cho sản phẩm nhập lậu. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần kiên quyết nói không với hàng giả, qua đó bảo vệ quyền lợi của chính mình, góp phần giúp cho cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” thành công tốt đẹp” – ông San nói.

Đồng quan điểm trên, về phía DN, ông Bùi Văn Khương – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ferrolli Việt Nam - chia sẻ câu chuyện đang diễn ra tại chính DN mình.

“Đặc thù về sản phẩm bình lọc nước của công ty, linh phụ kiện phục vụ cho việc lắp ráp phần lớn vẫn là hàng nhập nên trong quá trình đưa sản phẩm ra ngoài thị trường luôn phải tuân thủ nguyên tắc dập nổi nhãn mác để phân biệt sản phẩm chính hãng với các mặt hàng trôi nổi trên thị trường.

Làm nghiêm túc công tác này chính là hỗ trợ người tiêu dùng trước ma trận hàng giả, hàng nhái như hiện nay và bảo vệ uy tín của DN mình”. Ông Khương cũng cho rằng, các DN Việt cần chủ động từ khâu nguyên liệu (may mặc), linh kiện (điện tử, máy móc)... để sản phẩm làm ra vừa có giá thành hợp lý, chất lượng tốt... thì mới có chỗ đứng lâu dài trên chính sân nhà.

Tuệ Liên

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này