Ngược nguyên tắc bảo vệ hành lang thoát lũ?
Chọn giải pháp quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng | |
Sai phạm tại bãi đá sông Hồng: Nhờn luật |
Thời gian gần đây, người dân khu vực phường Long Biên và bất cứ ai đi qua cầu Vĩnh Tuy đều bất ngờ khi thấy hàng chục chiếc ô tô, máy xúc hoạt động suốt ngày đêm đổ đất ngay dưới chân cầu. Chẳng mấy chốc, cả một khu vực rộng gần chục hecta đã được đổ đất, san phẳng trông như một công trường xây dựng quy mô, sắp được thực hiện.
Theo quan sát của phóng viên, nhìn từ trên cầu Vĩnh Tuy xuống, có thể thấy, một mặt bằng rộng lớn ngay sát mặt sông đã được hình thành. Đây có thể xem là mặt bằng nhân tạo rộng lớn và đầu tiên được hình thành tại bờ bắc sông Hồng kể từ trước đến nay. Một số người dân quanh vùng cho biết, diện tích được đổ đất bằng phẳng dưới chân cầu Vĩnh Tuy là hành lang xả lũ của sông Hồng. Mặc dù không thường xuyên ngập nước, nhưng người dân cũng không được phép canh tác. Chẳng biết người ta thực hiện dự án gì mà xe tải, máy xúc đổ đất, san nền một thời gian ngắn đã được một khu đất mênh mông đến thế?.
Khu vực san nền bồi đắp. |
So với trước đây, vùng hành lang xả lũ này đã cao hơn từ 1 – 3m với độ sâu của mặt nước dòng sông, có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của sông.
Theo giải trình của phường Long Biên, khu vực này, trước đây thường xảy ra tình trạng người dân đổ phế thải, ảnh hưởng đến môi trường, do đó, để tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, sản xuất nông nghiệp của địa phương và đảm bảo môi trường, UBND phường đã đề nghị Công ty CP Đầu tư và phát triển xây dựng thương mại Bình An hỗ trợ máy móc, trang thiết bị để tiến hành cải tạo, san lấp, thu dọn các điểm đổ phế thải này.
Ông Kiều Mạnh Thắng, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và phát triển xây dựng thương mại Bình An cho biết, theo tờ trình của UBND phường Long Biên, công ty đã thực hiện chỉnh trang và tôn tạo mặt bằng tại khu bãi ven sông dưới chân cầu Vĩnh Tuy, thuộc phường Long Biên. Đây là hoạt động phúc lợi, nhằm đảm bảo môi trường, công ty dùng để trồng cây, ươm cỏ chứ không thực hiện dự án xây dựng nào.
Theo một số chuyên gia, việc đổ đất san nền nói trên “vô tình” tạo nên nền cứng hóa, làm thu hẹp dòng chảy thoát lũ. Đây là điều đi ngược lại với nguyên tắc bảo vệ hành lang thoát lũ. Bởi, việc tạo hành lang thoát lũ phải thực hiện nạo vét thường xuyên chứ không phải bồi đắp thêm.
Tuấn Trung
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Tin nóng 05/11/2024 16:29
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Tin nóng 05/11/2024 09:11
Bắt giữ 10 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái trẻ tử vong
Tin nóng 04/11/2024 13:28
Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân
Pháp luật 04/11/2024 12:09
Nâng cao ý thức người dân trong phòng chống tệ nạn xã hội
Pháp luật 04/11/2024 11:13
Triệu tập nhóm "quái xế" phóng xe bạt mạng tông tử vong người phụ nữ
Tin nóng 04/11/2024 09:59
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến
Tin nóng 03/11/2024 19:35
Khởi tố nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Nam Giang
Tin nóng 03/11/2024 16:30
Khởi tố 8 bị can liên quan đến Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An
Tin nóng 02/11/2024 14:24
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng xây nhà trái phép tại Bình Dương
Tin nóng 02/11/2024 14:11