Ngủ ngáy-chớ xem thường
Bác sĩ cũng mắc mà không hề hay biết…
Với nhiều gia đình, tiếng ngáy ngủ của người thân thực sự là nỗi ám ảnh, gây khó chịu cho những người xung quanh, song bản thân “tác giả âm thanh” ấy lại không thể mắt thấy tai nghe khi mình ngủ ra sao. Chính vì thế, không ít trường hợp đã không biết tình trạng bệnh của mình. Trong số đó, có cả bác sĩ. Nói về trường hợp này, TS. BS Chu Thị Hạnh, PGĐ Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai kể lại: “Đó là một bác sĩ khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai. Cuộc họp giao ban lãnh đạo vào chiều thứ 3 hàng tuần, tôi hay ngồi cạnh anh ấy. Lạ một điều là, lần nào anh cũng ngủ gật. Cuộc họp chỉ bắt đầu 10 – 15 phút là anh đã gà gật, thậm chí ngáy rất to khiến mọi người xung quanh phải vỗ vai, đập lưng. Nhưng chỉ tỉnh giấc ít phút, sau đó tình trạng ngủ ngáy lại tái diễn. Sau 3- 4 lần chứng kiến, tôi quyết định khuyên anh nên đi kiểm tra hội chứng ngừng thở khi ngủ. Mới đầu, anh không tin, cho rằng mình làm việc căng thẳng… Vận động mãi, anh mới đến Trung tâm Hô hấp kiểm tra và đúng như dự đoán của tôi – anh mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Sau một thời gian đeo máy thở tạo áp lực dương khi ngủ, những cơn buồn ngủ ngày của anh đã giảm xuống rõ rệt.
Người ngủ ngáy, ngủ gật ban ngày thường xuyên nên đi khám
TS. Hạnh cho biết, trường hợp của vị bác sĩ trên khá may mắn khi được phát hiện kịp thời. Do bệnh không dễ phát hiện, nên mọi người thường dễ bỏ qua. Chính việc này gây ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ - tưởng sâu nhưng với những người mắc hội chứng này theo tính toán họ chỉ ngủ được 1/3 thời gian. Bản thân con trai của chị cũng từng mắc, nhưng phải đến 7 tuổi mới phát hiện ra. Chị kể, lúc nhỏ thấy cháu ngủ ngáy rất to, có nhiều đêm ngáy to hơn cả bố. Đặc biệt, khi ngủ cháu rất hay trở mình. Tối ngủ ở đầu giường, nhưng sáng mai thức dậy đã thấy cháu nằm tận cuối giường. Cứ ngỡ trẻ con đứa nào cũng vậy, nên chị chủ quan, chỉ đến khi một anh bạn làm bác sĩ tai mũi họng cảnh báo – không chữa cho con sớm, không đỗ đại học, chị mới giật mình. Đưa con đi khám, bác sĩ phát hiện amidan của cháu rất to gây chèn đường thở. Cháu được chỉ định cắt amidan để giải quyết vấn đề nói trên. Sau đó, cháu không còn ngáy, giấc ngủ của cháu sâu hơn, không còn trở mình liên tục nữa.
Dễ gây tai nạn
GS. TS Ngô Quý Châu - PGĐ Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Hội chứng ngừng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng của bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ. Biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ngừng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian từ 10 giây trở lên, dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu, sau đó động tác hô hấp hoạt động trở lại thường phối hợp với sự thức dậy ngắn.Trên thế giới hội chứng ngừng thở khi ngủ gặp với tần suất từ 2% đến 4% ở nam giới trưởng thành. Ở châu Á có tỷ lệ mắc tương tự như ở người châu Âu, tỷ lệ tương ứng là từ 4,1% đến 7,5% (ở nam giới) và từ 2,1% đến 3,2% (ở nữ giới) tuổi trung niên. Tại Bệnh viện Bạch Mai chưa có một nghiên cứu cụ thể về hội chứng này, tuy nhiên theo một nghiên cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/1/2008 đến 1/6/2010 cho thấy, trong số 263 bệnh nhân đến khám vì những biểu hiện bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ, thấy độ tuổi trung bình 50 ±14 tuổi; nam giới chiếm 79 %, nữ giới 21%. Tỷ lệ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ chiếm 87,1%, trong đó > 50% bệnh nhân có bệnh lý tim mạch kèm theo. Béo phì là một yếu tố nguy cơ lớn của hội chứng này, tuy nhiên ở người châu Á thì mức độ thấp hơn do cân nặng của họ kém hơn những người châu Âu.
GS. TS Ngô Quý Châu nhấn mạnh, hội chứng ngừng thở khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Tai biến mạch máu não, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm trí nhớ, mất tập trung. Ngủ ngáy thường hay gặp ở người trung tuổi, người già. Nếu đơn thuần chỉ là sự lão hóa đường thở khi về già, đường thở không xẹp hoàn toàn thì không quá nguy hiểm. Nhưng khi đường thở bị bít, gây ra những cơn ngừng thở kéo dài vài giây, thậm chí nửa phút thì bệnh cần phải chữa. Tình trạng này không chỉ gặp ở người già, mà rất nhiều cháu bé cũng bị.
Cũng theo BS Hạnh, với những người ngủ ngáy, kèm các triệu chứng như: Buồn ngủ nhiều ban ngày; Thức giấc đi tiểu nhiều lần trong đêm; Đau đầu buổi sáng. Giảm trí nhớ, giảm độ tập trung. Thừa cân, béo phì, bất thường hàm mặt; Tăng huyết áp khó kiểm soát… thì nên đi khám để được tư vấn và chữa trị kịp thời nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
H. Phong
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36