Nặng lòng với vải thiều

Mặc dù vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn (Bắc Giang) giờ mới bắt  đầu vào vụ, thế nhưng “mác” vải thiều gắn với những địa danh này đã đỏ ối các phố chợ Hà Nội cách đây một tuần. Giữa nỗi lo thật- giả lẫn lộn, việc xây dựng, nhận diện thương hiệu vải thiều có chỉ dẫn địa lý là cần thiết nhưng không dễ.
Thu hoạch vải ở Bắc Giang: Được mùa vẫn lo
Lô vải thiều đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ

Khó nhận biết vải sạch

Theo bà Vũ Thị Hà – Phó giám đốc Sở NNPTNT Hải Dương, những hàng rong bán có biển, logo đề “vải thiều Thanh Hà” bán giá rẻ ở các tuyến phố của Hà Nội chủ yếu là các loại vải thiều sớm, chất lượng kém được trồng tại các tỉnh Quảng Ninh, hay Hưng Yên, chứ không có chuyện vải Thanh Hà chưa thu hoạch mà đã bán tràn lan, giá 10.000 đồng - 15.000 đồng/kg. Bởi, vải thiều chính vụ của Thanh Hà phải từ 10/6 mới bắt đầu thu hoạch và giá sẽ cao hơn vải chín sớm ít nhất từ 5.000-10.000 đồng/kg.

Ông Vũ Đình Phượng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bắc Giang cho biết, đến đầu tháng 6, toàn bộ diện tích vải chín sớm đã thu hoạch gần hết và đến 10/6, 6 huyện trọng điểm trồng vải thiều của tỉnh sẽ bước vào vụ thu hoạch mới. Sản lượng vải thiều chính vụ năm nay ước đạt trên 150.000 tấn (tăng trên 40.000 tấn so với năm 2014). Dù chất lượng vải thiều năm nay có phần ngon và mẫu mã đẹp hơn, nhưng giá bán cũng chỉ tương đương năm 2014 là từ 20.000 -30.000 đồng/kg, tùy thuộc vào chất lượng, mẫu mã nhưng cũng không thể có mức giá 10.000 đồng/kg như phản ảnh trên thị trường Hà Nội.

Nặng lòng với vải thiều
Niềm vui của người dân đất vải

Tại hội nghị xúc tiến tiêu thụ nông sản giữa Hà Nội và Hải Dương vừa diễn ra cách đây vài hôm, ông Nguyễn Thái Dũng- Phó tổng giám đốc BigC đã bày tỏ sự lo ngại về việc nhận diện thương hiệu vải Thanh Hà trên thị trường vì khi mùa vải rộ, từ chợ, trung tâm thương mại đến mọi đường phố đều ngập tràn người bán, rất khó để người tiêu dùng nhận biết đâu là vải sạch, trồng đúng tiêu chuẩn VietGap.

Nông dân thiệt vì “lùi cân”

Nhận diện vải thiều Thanh Hà Theo ông Hoàng Văn Thu, người đã gần 20 năm trông coi cây vải tổ, cây vải đầu tiên làm nên thương hiệu vải Thanh Hà. Quả vải thiều Thanh Hà chính gốc thường nhỏ, tròn hơn, vỏ quả màu hồng nhạt, sờ hoặc nhìn phần gai vỏ bao giờ cũng lỳ hơn quả vải trồng ở nơi khác. Khi thưởng thức quả vải có vị ngọt lịm, thanh mát, giữa phần cùi và phần hạt không có lớp màng màu nâu, chát. Hạt vải thiều Thanh Hà thường nhỏ, có màu nâu sẫm.

Trong khi người dân Hà Nội và các địa phương khác, khó nhận diện, phân biệt vải thiều Lục Ngạn(Bắc Giang) hay Thanh Hà (Hải Dương) thì người nông dân trồng vải ở hai địa danh nổi tiếng nói trên, luôn bị tiểu thương o ép khi vải thiều vào chính vụ.

Ví như ông Trần Văn Minh, xã Hồng Giang, Lục Ngạn được chọn trồng 0,5 ha vải để xuất sang Mỹ, nhưng đó chỉ là một phần diện tích mà gia đình ông canh tác. Một phần, ông vẫn phải bán cho tư thương. Ông Minh cho biết, vải thiều vào mùa không chỉ bị ép giá mà nông dân trồng vải còn bị “ép cân”, “lùi cân”. Cứ 100 kg vải lại bị trừ mất 5-20 kg khi bán ra cho tư thương Trung Quốc.

Đây là con số không có gì bất ngờ, bởi lượng vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc hiện chiếm 90% trong tổng số 48% vải thiều Bắc Giang xuất khẩu. Và thương lái Trung Quốc, trong quá trình thu mua, luôn có những chiêu trò để nông dân rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, không chấp thuận thì chỉ có đổ đi.

Tình trạng này không chỉ xảy ra ở Bắc Giang mà còn xuất hiện lâu nay ở cả Thanh Hà, Hải Dương. Theo bác Thảo, người trồng vải xã Thanh Sơn, Thanh Hà, trước đây khi chưa kịp phân loại vải, trong chùm có những quả thối, sâu, tiểu thương thường trừ vài cân một thùng. Đến nay, mặc dù cách thức phân loại vải theo các tiêu chuẩn nông dân làm đã tốt nhưng cứ đem ra cân là tư thương cân được 1 tạ là họ trừ khoảng 5 kg trở lên.

“Tiểu thương đến nay coi “lùi cân” đã như một thói quen. Chỗ nào cũng thế nên chúng tôi đành chịu, không chấp nhận thì đổ vải đi. Vải có để được lâu đâu, ngày nào phải bán hết ngày đó. Trong khi vụ vải chỉ diễn ra trong khoảng 20 ngày”- bác Thảo chia sẻ.

Muốn “xây” cũng khó

Mặc dù thiệt đơn thiệt kép với thương lái, thế nhưng điều lạ, bà con nông dân vẫn muốn tự làm chủ sản phẩm của mình, không chịu ràng buộc về mặt pháp lý với doanh nghiệp trong nước. Đơn cử như Hapro, mặc dù tâm huyết với kế hoạch tìm đầu ra và xây dựng thương hiệu vải Thanh Hà, nhưng trong buổi xúc tiến thương mại giữa công ty và lãnh đạo huyện Thanh Hà, ông Nguyễn Kim Hoàn, Chủ tịch UBND huyện lại tỏ ra lo ngại trước thực tế khó thu mua vải thiều của dân với số lượng mà Hapro đưa ra.

Bởi lẽ, theo ông Hoàn, vải Thanh Hà hiện nay ngoài Công ty thực phẩm Đồng Giao hàng năm mua số lượng nhỏ để chế biến nước vải xuất khẩu thì đa số được bán cho tiểu thương tứ xứ, đông nhất vẫn là chuyển vào TP.HCM và bán cho thương lái Trung Quốc. Người dân trồng vải lâu nay quen tự bán, chưa quen kí cam kết hay hợp đồng gì ràng buộc với người mua. Vì vậy, ai mua giá cao thì họ bán.

Chia sẻ với Lao động Thủ đô, ông Hà Đình Tiễn, giám đốc Công ty CP phân phối Hapro, đầu mối trực tiếp ký kết các hợp đồng thu mua vải thiều Thanh Hà tiêu chuẩn VietGap, cho biết, việc bao tiêu đầu ra cho vải thiều Thanh Hà, thực chất là hành động vì người tiêu dùng của Hapro. “Theo khảo sát của Hapro, trong bối cảnh lẫn lộn thật – giả trên thị trường hiện nay, không ít người tiêu dùng muốn mua vải thiều Thanh Hà chuẩn thật khó. Vì thế, năm nay, chúng tôi quyết định tham gia kinh doanh vải thiều Thanh Hà đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, vừa bao tiêu được sản phẩm cho nông dân khi chính vụ, vừa góp xây dựng được thương hiệu vải Thanh Hà. Nếu chỉ nghĩ đơn thuần đến lợi nhuân thì chúng tôi không kinh doanh vải thiều. Bởi vải thiều là sản phẩm khó bảo quản, “sáng tươi chiều héo” nên rủi ro cao”- ông Tiễn cho biết.

Được biết, với cam kết sẽ hỗ trợ tối đa để thương hiệu vải Thanh Hà đến nhanh hơn, gần hơn với người tiêu dùng Thủ đô, ngày 12/6 tới, Hapro sẽ tổ chức sự kiện “Giới thiệu vải Thanh Hà- Hải Dương tại Hà Nội” tại siêu thị Hapromart D2 Giảng Võ, Ba Đình. Tuy nhiên, theo đại diện từ Hapro, để việc tiêu thụ đạt kết quả, huyện Thanh Hà cần hỗ trợ đảm bảo nguồn hàng, giá cả ổn định, sản phẩm đảm bảo chất lượng…Đây chính là mấu chốt của vấn đề. Không phải cứ tâm huyết là thành công, cứ muốn xây là được. Vì vậy, việc tuyên truyền, định hướng cho người dân hiểu, hiểu được lợi chung và lợi riêng để họ làm theo của các cấp chính quyền sở tại mới là cốt yếu của vấn đề xây dựng thương hiệu vải thiều, chứ không đơn thuần là các doanh nghiệp phân phối.

Thương Huế

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, thị trường dầu thế giới ghi nhận xu hướng tăng, mặc dù dự báo giá hàng hóa toàn cầu sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm vào năm 2025, do nguồn cung dầu mỏ dồi dào. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 69,33 USD/thùng, tăng 0,33%. Giá dầu Brent đạt 72,94 USD/thùng, tăng 0,4%.
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm.
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay (4/11), sau nhiều phiên gần đây, giá vàng nhẫn thường biến động cùng chiều với thị trường thế giới. Trong bối cảnh giá vàng thế giới giảm mạnh, vàng nhẫn trong nước đang đối diện nguy cơ giảm theo.
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế khẳng định, công tác quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cả trong nước và sàn TMĐT có yếu tố xuyên biên giới mà hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều được cơ quan thuế Việt Nam thực hiện quản lý thuế chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, công bằng, minh bạch theo đúng quy định pháp luật thuế của Việt Nam.
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong 10 tháng năm 2024 đã đạt 425,2 nghìn tỷ đồng, vượt 4,1% so với dự toán cả năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/11/2024), thị trường xăng dầu thế giới chốt phiên cuối tuần với tín hiệu hạ nhiệt, đánh dấu sự ổn định sau nhiều phiên tăng mạnh. Dưới đây là diễn biến chính của giá dầu trong tuần qua.
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao

(LĐTĐ) Sáng nay (3/11/2024), tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng, giảm tuần 13 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm - tăng tuần 0,06%.
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024

Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024

(LĐTĐ) Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu về vàng vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng gia tăng mạnh trong bối cảnh giá kim loại quý này liên tiếp phá đỉnh. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, ngược chiều thế giới, nhu cầu vàng bất ngờ sụt giảm trong quý 3/2024.
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 3/11, giá vàng thế giới giảm nhẹ khoảng 1,9% so với đỉnh 2,790 USD. Vàng nhẫn tròn giảm 100 nghìn đồng/lượng xuống 89 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua

Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua

(LĐTĐ) Sáng nay (2/11/2024), giá dầu thô trên thị trường quốc tế ổn định nhẹ sau một tuần giảm do những yếu tố như căng thẳng tại Trung Đông và sản lượng dầu kỷ lục từ Mỹ. Cụ thể, giá dầu thô WTI 69,33 USD/thùng, tăng nhẹ 0,33% (tương đương 0,23 USD), dầu Brent 72,94 USD/thùng, tăng 0,4% (tương đương 0,29 USD).
Xem thêm
Phiên bản di động