Năm 2018: Nhiều yếu tố thuận lợi, dự báo tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5-6,8%
Kinh tế Việt Nam đang có nhiều điểm thuận lợi
Đưa ra những nhận định về kinh tế trong năm 2018, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, năm nay có khá nhiều điểm thuận lợi. Theo đó, kinh tế thế giới năm 2018 được dự báo tăng trưởng cao hơn năm 2017 do khối các nước phát triển duy trì tăng trưởng ổn định, khối các nền kinh tế mới nổi tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao hơn năm 2017.
Cùng với đó, triển vọng tăng trưởng lạc quan của kinh tế thế giới giúp đầu tư toàn cầu được dự báo tiếp tục phục hồi, tăng cao hơn so với năm 2017. Trong bối cảnh này, với nền tảng vĩ mô tương đối ổn định và những cải thiện mạnh mẽ về cơ chế chính sách liên quan đến cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh sẽ góp phần giúp Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư FDI, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng thương mại toàn cầu tuy giảm nhẹ so với năm 2017 nhưng vẫn duy trì mức khá (IMF dự báo 4%). Đáng chú ý, nhu cầu nhập khẩu của nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được dự báo tăng đáng kể so với năm 2017. Đây là cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam khu vực này, trong bối cảnh hàng hóa vào khối các nước phát triển đang khó khăn hơn do những thay đổi trong chính sách thương mại từ đa phương chuyển sang song phương.
Ngoài các yếu tố trên, theo Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2018 của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam năm 2018 xếp hạng 68/190 nền kinh tế được đánh giá, tăng 14 bậc so với đánh giá trong năm 2017.
Tăng trưởng GDP năm 2018 có thể đạt khoảng 6,5 - 6,8%. Ảnh minh họa. |
Khu vực tư nhân được kỳ vọng là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của năm 2018, nhờ số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng cao trong những năm qua. Năm 2016, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 110,1 nghìn doanh nghiệp, số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới là 8,1 tỷ đồng. Ước năm 2017, số doanh nghiệp thành lập mới đạt 125 nghìn doanh nghiệp, số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới ước đạt 9,6 tỷ đồng.
Ngành công nghiệp chế biến chế, tạo được dự báo tiếp tục có mức tăng trưởng khá nhờ sự mở rộng đầu tư của khu vực doanh nghiệp FDI đạt kỷ lục trong năm 2016 và tiếp tục có diễn biến khả quan trong năm 2017.
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tăng trưởng kinh tế năm 2018 sẽ dựa vào mức tăng trưởng đều ở cả 3 khu vực. Khu vực công nghiệp và xây dựng sẽ được hưởng lợi từ: (i) các chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ cao từ việc hoàn thiện hệ thống các văn vản quy phạm phát luật về khoa học và công nghệ; (ii) các ngành, các cấp tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Trong khi đó, tăng trưởng khu vực dịch vụ được dự báo tiếp nối đà tăng trưởng mạnh như trong năm 2016 và 2017, nhờ lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng nhanh.
Tăng trưởng GDP năm 2018 có thể đạt khoảng 6,5 - 6,8%
Bên cạnh những thuận lợi, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho biết, năm 2018 cũng không ít khó khăn, ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế.
Theo đó, mặc dù được được dự báo có triển vọng tăng trưởng tươi sáng, kinh tế thế giới năm 2018 vẫn phải đối mặt với những rủi ro do bất ổn địa chính trị. Nếu các điểm nóng của thế giới bùng phát thành xung đột, kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với khủng hoảng nhất định.
Bên cạnh đó, thương mại toàn cầu nói chung và xuất khẩu thương mại toàn cầu nói chung và xuất khẩu của Việt Nam nói riêng sẽ chịu tác động nhất định bởi sự thay đổi chính sách thương mại từ đa phương sang song phương của Mỹ. Trong nước, các vấn đề nội tại của nền kinh tế vẫn là thách thức lớn như trình độ công nghệ thấp, đất đai, tài nguyên đang dần cạn kiệt trong khi năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có chuyển biến nhưng chưa thực sự đột phá.
Ngoài ra, yếu tố động lực tăng trưởng ở cả tổng cung và tổng cầu như khai thác dầu, than, đóng góp của Samsung, kiều hối, FDI, tiêu dùng đều đã được tận dụng và khó có khả năng duy trì được mức tăng cao như trong năm 2017.
Với những phân tích trên, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia dự báo, tăng trưởng GDP năm 2018 có thể đạt khoảng 6,5 - 6,8%. Theo đó, 6,5% là mức tăng trưởng tối ưu không gây áp lực lên lạm phát. Còn tăng trưởng 6,8% là mức có thể đạt được khi các biện pháp kích cầu được áp dụng, nhưng sẽ gây ra áp lực lạm phát cầu kéo cho năm 2018.
Bên cạnh đó, nếu các chính sách cải thiện bên cung phát huy hiệu quả tốt thì dự báo tăng trưởng GDP năm 2018 có thể đạt mức cao hơn.
Theo Minh Ngọc/Vnmedia
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13