Mở lối đưa hàng Việt Nam ra “sân chơi” toàn cầu
Hơn 300 gian hàng tham gia Hội chợ hàng Việt | |
Tuyên truyền “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” | |
Khởi động chương trình Bình chọn hàng Việt Nam được yêu thích năm 2017 |
May quần áo xuất khẩu ở Công ty cổ phần Tổng công ty may Bắc Giang (Bắc Giang). Ảnh: THANH LÂM |
Đối mặt chủ nghĩa bảo hộ kiểu mới
Đầu năm nay, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) R.A-dê-vê-đô tỏ ra lo ngại khi tổ chức này đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh CNBH được nhiều nước hướng tới. Đầu tháng 4, trong một báo cáo chung hiếm có, WTO, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt lên tiếng cảnh báo về sự quay lại của CNBH kiểu mới, với các cuộc khởi kiện điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn cầu.
Ở Việt Nam, theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), nếu giai đoạn 2008 - 2012, bình quân mỗi năm có bảy vụ kiện nhằm vào hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì giai đoạn 2013 - 2017, con số này đã tăng lên khoảng 11 vụ kiện/năm. Đặc điểm nổi bật của CNBH kiểu mới là có nhiều hình thức bảo hộ đa dạng và phức tạp hơn. Thậm chí, hàng xuất khẩu của doanh nghiệp nào được giảm thuế đất, hay hỗ trợ cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động (do địa phương mời gọi thu hút đầu tư), cũng có thể bị điều tra và áp thuế chống trợ cấp.
Trong các biện pháp PVTM, chống bán phá giá được sử dụng ngày càng tinh vi, điển hình là sản phẩm cá tra. Đầu tiên, lấy lý do Việt Nam không phải kinh tế thị trường, người ta lấy chi phí sản xuất ở Băng-la-đét để tính toán biên độ bán phá giá, từ đó xác định thuế bán phá giá cho cá tra Việt Nam. Gần đến năm 2018 là thời điểm mà đoạn 255 của Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO chấm dứt (liên quan vấn đề kinh tế phi thị trường khi gia nhập WTO), người ta lại “phát minh” ra cách thức tiếp cận mới.
Sẽ không còn khái niệm kinh tế thị trường và phi thị trường nữa, tất cả bình đẳng, đều gọi chung là nền kinh tế. Tuy nhiên, trong từng vụ việc các nước điều tra sẽ xem xét, nếu có yếu tố đặc biệt, bóp méo thị trường thì điều tra theo kiểu cách riêng, mà bản chất là quay lại theo lối phi thị trường trước đây. Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố thuế chống bán phá giá mới cho cá tra Việt Nam sau kỳ rà soát lần thứ 13 là 2,39 USD/kg, cao gấp ba lần mức thuế suất trong kỳ rà soát trước đó.
Mặc dù phải “cõng” trên mình đủ thứ: thuế chống phá giá hay kiểm tra dư lượng kháng sinh… nhưng cá tra vẫn xuất khẩu đều đặn nên “người ta” tiếp tục chặn nó bằng Đạo luật Nông nghiệp (Farm Bill). Tức là quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta phải tương tự quy trình kiểm tra ở Mỹ. Điều này khó bởi quy trình sản xuất cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long đã khác với quy trình sản xuất cá da trơn ở Mi-xi-xi-pi.
Trong bối cảnh đó, theo khuyến cáo của Bộ Công thương, doanh nghiệp nước ta cần chủ động hơn trong ứng phó, như đa dạng thị trường xuất khẩu; chuẩn bị hồ sơ, sổ sách đầy đủ, chuẩn mực theo thông lệ quốc tế; chọn lựa cho mình một công ty luật có năng lực, có kinh nghiệm; thông tin sớm đến các cơ quan nhà nước để được hỗ trợ trong quá trình cảnh báo sớm cũng như quá trình kháng kiện; nhất là phải hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra.
Chủ động phòng vệ
Cùng với việc hàng hóa Việt Nam rộng đường xuất khẩu hơn, chúng ta cũng phải mở cửa thị trường cho hàng hóa nước ngoài nhập khẩu nhiều hơn, đồng nghĩa doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn. Nhưng với tinh thần mở cửa, chúng ta chỉ sử dụng các biện pháp PVTM khi hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào nước ta với ý định thống lĩnh thị trường, bóp nghẹt sản xuất trong nước. Điển hình như đối với mặt hàng phân bón vừa qua, với chiến thuật giảm giá ồ ạt xuống còn chưa đến 8.000 đồng/kg, trong bảy tháng đầu năm nay, phân bón nước ngoài nhập vào nước ta tăng 17,8% về khối lượng và 12,9% về giá trị.
Việc chúng ta kịp thời áp dụng biện pháp tự vệ nhập khẩu với phân bón có hiệu lực từ ngày 19-8-2017 đã tạo cuộc chơi công bằng cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Nếu không có công cụ phòng vệ chính đáng này, nhiều nhà máy sản xuất phân bón DAP và MAP non trẻ của chúng ta có thể sẽ rơi vào tình trạng phá sản, kéo theo đó là hàng nghìn lao động mất việc làm, dẫn đến giá bán phân bón trên thị trường sẽ do các công ty nước ngoài chi phối. Trước đó nhiều ngành hàng như phôi thép, tôn mầu, thép mạ... đều đã được hỗ trợ hiệu quả bằng các công cụ PVTM.
Nhằm chủ động hơn nữa trong “cuộc chơi” toàn cầu, từ cuối năm 2016, khi thông qua phương án kiện toàn và tái cấu trúc bộ máy nhân sự, Bộ Công thương cho sáp nhập nhiều cục, vụ, nhưng thành lập thêm Cục Phòng vệ thương mại. Khi Nghị định 98/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ cấu tổ chức bộ máy Bộ Công thương được ban hành tháng 8-2017, đây là lần đầu nước ta có một cơ quan quản lý chuyên trách về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ nhập khẩu, có nhiệm vụ bảo vệ doanh nghiệp trên lãnh thổ nước ta trên cả thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa.
Sự ra đời của Cục đã đáp ứng kịp thời trong bối cảnh hàng Việt Nam giờ đây không chỉ là những cuộc “dạo chơi ngàn dặm” ở một vài nơi mà đã là một lực lượng có sức cạnh tranh trong cuộc chơi toàn cầu. Các sản phẩm nông, thủy sản, dệt may, giày dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử, máy móc, thiết bị… của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu trị giá vài tỷ tới vài chục tỷ USD. Trong cuộc chơi đó, PVTM phù hợp thông lệ và luật pháp quốc tế là một công cụ pháp lý không thể thiếu để hàng Việt Nam được bình đẳng, không phân biệt đối xử. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ khi yêu cầu Bộ Công thương phải phối hợp các bộ, ngành chức năng thiết lập các hàng rào PVTM để bảo vệ sản xuất trong nước.
Đối với thị trường trong nước, PVTM là “van” an toàn trong bối cảnh hội nhập sâu rộng mà WTO cho phép nhằm bảo vệ doanh nghiệp sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam, có thể ứng phó hành vi bán sản phẩm với giá thấp vào Việt Nam nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh; hạn chế việc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước trong trường hợp gia tăng bất thường của hàng hóa nhập khẩu. PVTM đang “nóng”, song chỉ là một mặt của vấn đề. Nhìn trên tổng thể vẫn là câu chuyện xây dựng một hệ thống chính sách giúp cho hàng hóa lưu thông thông suốt.
Trong bối cảnh trỗi dậy của CNBH kiểu mới, việc đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; cắt giảm 55,5% điều kiện kinh doanh; xóa bỏ 58,3% số mã HS kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu; hay tích cực hoàn thiện phương án xử lý 12 dự án kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài… của ngành công thương là những nỗ lực to lớn nhằm lành mạnh hóa dòng chảy hàng hóa và đầu tư trên thị trường xuất khẩu cũng như thị trường trong nước.
Qua đó duy trì, nuôi dưỡng những khát vọng của các thế hệ doanh nhân nước ta sáng tạo nên những thương hiệu Việt Nam vươn ra biển lớn, cạnh tranh sòng phẳng ở “sân chơi” toàn cầu.
Theo Ngọc Thu/nhandan.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12