Lao động Việt Nam chưa sẵn sàng hội nhập
“Việc dịch chuyển lao động vẫn theo quy định cũ, bởi thực tế luồng lao động di cư vẫn là lao động thiếu tay nghề”, bà Nguyễn Thị Lan Hương, trưởng Ban biên tập Bản tin thị trường lao động Việt Nam (Bộ LĐTBXH) cho biết.
Chưa thể triển khai ngay
Ông Nguyễn Quang Việt, Phó Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề) cho biết: Trước khi thành lập AEC, đã có sự di chuyển lao động trong khối, nhưng chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, kỹ năng nghề thấp. Trong khi đó, AEC chủ yếu hướng tới sự dịch chuyển tự do lao động có kỹ năng cao, hành nghề chuyên nghiệp. Những ngành nghề này chỉ chiếm 1% tổng số lao động của Việt Nam, nên tác động của AEC đến thị trường lao động trong ngắn hạn là chưa lớn.
Lao động Việt Nam có điểm yếu là khẳ năng giao tiếp tiếng Anh kém. Ảnh: Tổng cục dạy nghề |
Đồng quan điểm này, một chuyên gia đánh giá, việc dịch chuyển trước mắt chưa đáng kể, do còn nhiều rào cản kỹ thuật. Cụ thể, để có thể tự do di chuyển trong nội khối AEC, lao động đó phải chứng minh được trình độ kỹ thuật, khả năng ngôn ngữ (trong đó gồm tiếng Anh hoặc có thể là tiếng của nước sở tại) và những kỹ năng mềm khác như làm việc theo nhóm, hiểu về văn hóa của nước sở tại.
Về phía cơ quan quản lý, theo bà Hà Thị Minh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ LĐTBXH) cho biết: “Hiện AEC mới hình thành sự công nhận lẫn nhau về trình độ của 8 nghề lao động luân chuyển tự do. Trong khi, mỗi nước đều căn cứ vào nhu cầu thị trường lao động của nước mình mà đưa những rào cản “kỹ thuật” nhất định như Thái Lan là lao động muốn hành nghề y phải nói được tiếng Thái, hoặc với Malaysia muốn hành nghề kỹ sư phải chứng minh ít nhất 10 năm kinh nghiệm và phải được một công ty sở tại bảo lãnh. Chính vì vậy, cần phải có thời gian cho lao động Việt Nam đáp ứng được những nhu cầu này để có thể thực hiện di chuyển.
Đổi mới đào tạo nghề
Bước đầu hình thành việc di chuyển tự do 8 ngành nghề trong quá trình hội nhập cũng đặt ra cho Việt Nam phải đổi mới việc đào tạo nghề theo chuẩn chung của khu vực. Ông Phạm Đỗ Nhật Tân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam cho rằng, để nắm bắt được cơ hội việc làm trong AEC, cần sớm thống nhất về chứng chỉ bằng cấp, nhằm giúp cho lao động đào tạo ở Việt Nam có trình độ tương đương với lao động các nước trong cộng đồng ASEAN. Bên cạnh đó, cần đổi mới cơ cấu giáo dục nghề nghiệp, gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động đồng thời đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, người lao động không chỉ được trang bị kỹ về trình độ chuyên môn, kiến thức, mà còn có thêm các hiểu biết về môi trường làm việc, văn hóa xã hội và hệ thống luật pháp của nước tiếp nhận, giúp người lao động di chuyển sang có thể hòa nhập ngay với xã hội và môi trường công việc. Du lịch là lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất trong 8 ngành nghề đã có sự chuyển dịch trong đào tạo nghề. Ông Vũ Hoài Phương, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề du lịch Huế cho biết: “Để học sinh, sinh viên thích ứng với gia nhập cộng đồng AEC, đơn vị đã áp dụng triển khai đào tạo nghề kỹ năng VTOS theo chuẩn châu Âu. Trong đó, nhà trường liên kết với doanh nghiệp để đào tạo theo nhu cầu thị trường, tăng giờ dạy tiếng Anh, thực hành. Nhờ đó, đa số học sinh, sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm”. Theo ông Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng cục Dạy nghề, hiện Tổng cục đã cơ bản xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và được các quốc gia trong khu vực công nhận; thực hiện đánh giá kỹ năng và công nhận kỹ năng nghề giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN. Hiện các trường trong hệ thống đã triển khai đào tạo các lĩnh vực trong 8 lĩnh vực nghề nghiệp đã được ASEAN thỏa thuận công nhận gồm nha khoa, điều dưỡng, kỹ thuật, xây dựng, kế toán và du lịch. “Điểm yếu lâu nay của lao động là tiếng Anh cũng được các trường nghề trọng điểm tăng thời gian giảng dạy để người học nghề có khả năng giao tiếp trong quá trình làm việc và có khả năng làm việc tại các nước trong khu vực ASEAN và thế giới, ông Cao Văn Sâm nói.
Theo khảo sát của Tổ chức lao động thế giới (ILO), việc dịch chuyển của lao động di cư của lao động Việt Nam sang các nước vẫn đang diễn ra, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông. Có hai luồng di cư chính là thông qua các công ty xuất khẩu lao động và đi theo dạng tự do dưới hình thức du lịch sang Lào, Thái Lan. Còn theo đánh giá của Manpower Group (Tổ chức tư vấn nhân lực), đối với Việt Nam, lĩnh vực dịch chuyển nhiều nhất sẽ tập trung ở người lao động bán lành nghề trong những ngành nghề mà thị trường đang thiếu hụt lao động, mà không nằm ở nhóm có kỹ năng cao. |
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57