Lạc trong “ma trận” tên phố, số nhà
Xử lý ô nhiễm môi trường tại số nhà 146 Quán Thánh | |
Số nhà 5B Phố Huế có xây sai phép? | |
Hà Nội có phố Phạm Văn Bạch |
Những địa chỉ đánh đố
“ Ma trận ” nhất có lẽ là phố Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy. Dù đã được đổi tên đã gần 4 năm nay, nhưng sự khấp khểnh giữa các số nhà trên con phố này vẫn không hề được cải thiện. Đang là số nhà 14 bỗng nhảy vọt lên số 18 rồi lại quay về số 12, rồi lại quay sang 19-23-29… nhưng đến số nhà 45 lại “lộn” về… 18. Ở bên đối diện từ số 9 nhảy phắt lên số 16, hai số nhà trùng 18 và 36, số lẻ 25 đến số 26.
Cũng trong tình trạng tương tự, trên đường Lê Văn Lương, có đến bốn nhà có số 61 mà nhà nào cũng cho mình là đúng, còn các nhà khác là “hàng nhái”. Điều đặc biệt nữa tên tuyến phố này, đó là các biển số nhà được đánh theo vị trí của lô đất ví dụ, lô C3; số 4 lô 11 A, khu ĐTM Trung Hòa…
Không khó để bắt gặp những số nhà “nhảy múa” theo kiểu ngẫu hứng tương tự trên các con phố Xã Đàn, Vũ Phạm Hàm, Lê Văn Lương, Hồ Đền Lừ,... Việc này tạo ra khá nhiều câu chuyện phiền phức khi đi tìm nhà. Anh Nguyễn Văn Phong, một nhân viện bưu điện, tâm sự, anh đến tìm số nhà 120 phố Hồ Đền Lừ, Hoàng Mai, nhưng mất khoảng 3 tiếng đồng hồ lòng vòng ở con phố này. “Lúc tìm đến số nhà 108 thì nhà bên cạnh lại là số nhà 140, đi thêm một đoạn thì đến số 50, tiến thêm nữa lại lên số nhà 79... Tôi đã hỏi biết bao người xung quanh mà ai cũng lắc đầu”, anh Phong than vãn.
Một địa chỉ nhưng có đến hai biển số nhà 130F Thái Thịnh |
Khó hiểu nhất có lẽ là đường Yên Lãng, chỉ dài chưa đầy 1km nhưng con đường này có đến ba cái tên, Hoàng Cầu Mới, Thái Hà Mới và Yên Lãng. Được biết, tuyến phố này đã được đặt tên từ tháng 12/2013. Thế nhưng từ lúc đó đến nay, tình trạng lộn xộn biển số nhà, địa chỉ tên phố vẫn chưa được khắc phục. Thậm chí, có gia đình dù được gắn biển số nhà mới nhưng vẫn tự ý gắn thêm biển cũ để hợp phong thủy, từ đó dẫn đến tình trạng nhiều địa chỉ cũ song hành với những địa chỉ mới…
Có lẽ, một trong những câu chuyện hài hước nhất về nạn loạn số nhà tại Hà Nội là chuyện do quá mệt mỏi khi phải liên tục chỉ đường, một người dân sống ở đầu đường Vũ Phạm Hàm (thuộc phường Trung Hòa, Cầu Giấy) đã treo biển “Hỏi đường 10.000 đồng” vì không muốn bị làm phiền.
Do buông lỏng quản lý
Câu chuyện loạn biển số nhà ở Hà Nội từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được cho là do thành phố ngày càng có nhiều con phố mới, những ngõ nhỏ, đường làng sau quy hoạch lại thành phố chính. Thậm chí, người dân sống lâu năm tại con phố này còn chẳng biết số nhà người đi đường hỏi nó nằm ở đâu. Hầu hết các phố này thuộc diện mở rộng đường, hoặc giải tỏa mặt bằng, từ đường làng thành đường phố, khiến nhiều người dân không biết đánh số thế nào.
Điều đáng nói, tình trạng trên vẫn diễn ra thường xuyên trên các khu phố cũ, đơn cử như trên phố Lý Thường Kiệt có hai số nhà 12; Shop thời trang 77 Nguyễn Hữu Huân nằm sát cạnh cửa hàng điện thoại 33 Hàng Thùng; phố Lê Thánh Tông, Chùa Bộc nắm bắt được diện tích mặt đường khu tập thể, người dân tự phát mở cửa hàng kinh doanh và chèn thêm ký hiệu A, B, C…
Liên quan đến vấn đề này, TS.KTS Lê Đình Tri, Phó Vụ trưởng Vụ Kiến trúc quy hoạch, Bộ Xây dựng, đánh giá nguyên nhân, tình trạng trên diễn ra là do thiếu sự kiểm soát từ phía chính quyền. Đúng ra trong một đô thị hiện đại văn minh thì việc đặt số nhà phải hợp lý khoa học, nhưng hiện nay do tình trạng không theo các quy định đó hoặc chưa được chấn chỉnh theo quy định đó nên đã gây ảnh hưởng đến việc định vị không gian của công tác quy hoạch đô thị và tính văn minh hiện đại. “Để chấn chỉnh tình trạng này, theo tôi, đối với các khu mới không nên lặp lại các phương thức là tìm các doanh nhân để đặt tên khi mà nguồn dữ liệu tên doanh nhân đang bị cạn dần, mà nên đặt theo các ô phố và theo số đếm”, TS Tri nhấn mạnh.
Được biết, trước đó, để chấm dứt tình trạng này, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 04/2014 quy định cụ thể về quy chế đánh số, gắn biển số nhà và biển chỉ dẫn công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội từ tháng 01/2014. Tuy nhiên, việc triển khai đến nay vẫn còn chậm. Hy vọng các cơ quan chức năng sẽ sớm có biện pháp tránh tình trạng này trong giai đoạn mở rộng Hà Nội, để thủ đô của chúng ta giữ được nét văn minh, hiện đại.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34