Lạm dụng thực phẩm chức năng: Lợi bất cập hại
Bát nháo thị trường thực phẩm chức năng | |
Sử dụng thực phẩm chức năng thay Oresol: Cẩn thận tránh bị chết oan! |
Thấy con mình còi cọc, lập tức tìm các loại thực phẩm chức năng (TPCN) để bổ sung, vô tình, các bậc phụ huynh đã “thần thánh hóa” TPCN, tự ý bổ sung cho con mà không biết rằng, đôi khi “lợi bất cập hại”. Tình trạng lạm dụng TPCN hiện nay đang ở mức báo động, câu chuyện một đứa trẻ dùng cùng lúc nhiều loại TPCN không phải là hiếm.
Ép con uống cả vốc TPCN
Hiện nay, đời sống khá giả hơn, nhiều bậc cha mẹ cũng mong muốn con mình phát triển toàn diện nhất. Các loại TPCN được tìm đến vì những lời quảng cáo “có cánh” như bổ sung đầy đủ các chất cho sự phát triển của bé, tăng chiều cao tối ưu hay giúp bé hết biếng ăn, tăng cân mà không có tác dụng phụ... khiến cho các bậc phụ huynh tin tưởng tuyệt đối. Có con gái 4 tuổi biếng ăn, chậm lớn chị Kiều Thu Thủy (Đống Đa - Hà Nội). Vô cùng lo lắng, chị Thủy tìm mua đủ loại TPCN bổ sung vi chất như kẽm, canxi và kích thích ăn ngon để trợ giúp cho con. Vậy là hàng ngày, chị lại vô cùng vất vả để “ép” được con uống đủ một vốc 4 - 5 loại TPCN khác nhau, dạng cốm, nước, viên đều có. Có khi bé khóc, hất tung mọi thứ khiến chị chán nản.
Chung cảnh ngộ với chị Thủy, chị Thúy Nga (Mỹ Đình - Hà Nội) cũng được liệt vào hàng “nghiện TPCN”. Cứ thấy các shop xách tay có hàng gì mới từ Nhật, Mỹ, Pháp về là chị tìm hiểu rồi mua về cho con dùng. “Mình chỉ tin hàng xách tay thôi, có đủ các loại mình cần từ canxi, dầu gan cá, viên omega, viên DHA cho con thông minh, hàng nước nào thì giá đó. Nhưng đôi khi, mua về cho con, con chỉ uống có nửa lọ rồi lại bỏ. Nhưng nếu không cho con uống thuốc bổ thì mình không yên tâm”.
Chưa kể đến những loại TPCN có công dụng đáng ngạc nhiên như sáng mắt, tăng chiều cao, tăng cân, giảm cân siêu nhanh... mà các mẹ cũng sử dụng những loại TPCN thông dụng nhất như canxi, sắt, kẽm... một cách bừa bãi. Giống như rất nhiều các mẹ khác, chị Giang Hà ở (Hoàng Mai - Hà Nội) thấy con trai 8 tháng tuổi bị rụng tóc vành khăn, ngủ hay xoay trở mình, chị ra hiệu thuốc mua ngay canxi và vitamin D3 về bổ sung cho con. Chỉ đến khi con quấy khóc nhiều, bú ít, không đi ngoài nhiều ngày, chị mới đưa con đi gặp bác sĩ. Bác sĩ chỉ biết lắc đầu vì chị tự ý bổ sung canxi, không đúng cách thức và liều lượng khiến bé bị táo bón nghiêm trọng.
Thực tế, số người đưa con đi khám, kiểm tra xem con mình thiếu chất gì và tuân thủ bổ sung theo chỉ định của bác sĩ là vô cùng ít ỏi. Chủ yếu, các phụ huynh vẫn đặt niềm tin vào “bác sĩ Google” mà không biết rằng con mình chính là người lãnh hậu quả.
Tại các các trang bán hàng qua mạng, TPCN được bày bán la liệt, nhiều mặt hàng được quảng cáo như một “thần dược”, với nhiều công dụng. Trong khi đó, trên các diễn đàn sức khỏe, không hiếm những câu chuyện được các bố các mẹ chia sẻ về tác dụng mập mờ của các loại TPCN. Người thì cho rằng con mình dùng thường xuyên, nhưng hầu như không thấy có tác dụng. Có người thì chia sẻ câu chuyện đau lòng rằng mình mua phải hàng giả về biếu bố mẹ dùng để bồi bổ sức khỏe, nhưng lúc cơ quan chức năng phát hiện và thu hồi thì mới biết đó là sản phẩm giả, lúc đó, mẹ anh này đã uống gần hết lọ.
Trao đổi với phóng viên về vấn nạn lạm dụng TPCN hiện nay, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, dinh dưỡng thông thường với trẻ em cực kỳ quan trọng. Các thầy thuốc chuyên về nhi khoa được dạy rằng: “Cái bếp đi trước, tủ thuốc đi sau”. TPCN nằm giữa ranh giới thuốc thông thường và thực phẩm, nó có một vài đặc điểm của thực phẩm và có một vài đặc điểm của thuốc nhưng không phải là thuốc.
Vì vậy sử dụng TPCN thế nào để đạt hiệu quả thực sự không phải dễ. TPCN đắt hơn thuốc nhưng nếu không biết cách sử dụng hiệu quả thì sẽ bị mất một số tiền rất lớn thay cho việc dùng số tiền ấy để mua thức ăn thông thường như thịt, sữa... cho trẻ. Khi bị bệnh, chúng ta phải mua thuốc điều trị, đã rất tốn kém rồi nay lại phải chi thêm một khoản cho TPCN.
Không phải ai cũng dùng được TPCN
Hiện nay trên thị trường tràn ngập các loại TPCN giúp con tăng chiều cao, bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ, tăng cường hệ tiêu hóa và khả năng miễn dịch... PGS-TS Dũng cho hay, Bộ Y tế đã có quy định không được phép kê TPCN vào đơn thuốc. Đây là một quy định rất tốt, để người dân có thể quyết định việc sử dụng TPCN như thế nào cho đúng. Có rất nhiều loại TPCN tốt, nhưng nếu lạm dụng và sử dụng không hiểu biết, thì sẽ gây hại cho người sử dụng. Với trẻ em, chỉ những trường hợp thực sự cần thiết, thầy thuốc mới kê TPCN, còn những cháu có chế độ dinh dưỡng tốt, không có nguy cơ gì về hấp thu thì không cần bổ sung TPCN
Theo PGS-TS Dũng, chỉ nên cho sử dụng TPCN cho trẻ khi trẻ mắc bệnh mạn tính (như ung thư, những bệnh phải chữa dài ngày...). Thứ hai là với những trẻ thiếu dinh dưỡng trầm trọng, hấp thu qua đường tiêu hoá không đủ.
Ông cũng tư vấn thêm rằng, khi định dùng TPCN cho trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến thầy thuốc xem con mình có thiếu chất gì, sống trong hoàn cảnh nào, mắc bệnh gì, từ đó biết được loại TPCN nào đáp ứng tình trạng bệnh lý cũng như dinh dưỡng của con. Nếu cứ dùng bừa bãi, vừa tốn tiền mà nhiều khi còn có hại.
“Tôi thấy trên thị trường có một loại TPCN công thức y như Oresol - là một loại thuốc dùng cho trẻ em bị tiêu chảy, thường được đóng gói để pha thành dung dịch 1.000ml, 500ml, 200ml nhằm phù hợp với lứa tuổi. Đã uống Oresol là phải uống hàng trăm mililit trở lên mới có tác dụng bồi phụ nước. Vậy mà loại TPCN trên chỉ đóng gói dạng 10ml. Trong trường hợp trẻ em bị tiêu chảy, mất nước trầm trọng mà lại sử dụng loại TPCN này sẽ không giải quyết được tình trạng mất nước và nguy hiểm đến tính mạng. Như vậy, TPCN mà lại đóng gói như thuốc, rất dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng dẫn đến nguy hiểm” - ông Dũng nói thêm.
Theo nhận định của PGS-TS Dũng, TPCN là thực phẩm, được thêm vào một số chất vi lượng, vitamin... nên không thể thay thế được việc ăn uống thông thường, càng không thể thay thế thuốc nếu trẻ bị bệnh. Tác dụng của TPCN không nhiều, vì thế đừng lạm dụng gây tốn kém. Thêm nữa, nếu vừa dùng thuốc lại vừa sử dụng TPCN sẽ có thể gây gây dị ứng, hoặc khiến cho chúng ta quên đi việc bổ sung dinh dưỡng thông thường, hoặc quên đi việc uống thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng quá nhiều loại TPCN kèm với thuốc cũng gây khó khăn cho trẻ khi phải uống quá nhiều.
Theo Đức Vân/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00