Kỳ vọng cú hích mang tên PPP
“Điểm nhấn” trong mục tiêu phát triển của Hà Nội | |
Thúc đẩy đầu tư giao thông theo phương thức đối tác công tư | |
Hà Nội cần quan tâm đến hạ tầng giao thông |
Các chuyên gia bàn về phương cách tháo “điểm nghẽn” đầu tư giao thông theo phương thức đối tác công tư. Ảnh: Giang Nam |
Phát triển hạ tầng quốc gia
Bàn về lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Anh Tuấn cho biết, trong gần một thập kỷ qua, khuyến khích đầu tư theo phương thức PPP là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tạo nên bước đột phá trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Phương thức đối tác công tư đã mở ra cơ hội và tạo điều kiện để huy động nguồn vốn đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
Theo đó, tính riêng lĩnh vực giao thông vận tải, đến nay đã thu hút được 220 dự án theo phương thức PPP với tổng vốn đầu tư 387 ngàn tỷ đồng, trong đó nhiều dự án đã được hoàn thành góp phần tích cực hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thống kê của Bộ Giao thông Vận tải cũng cho thấy, hiện hàng nghìn km Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên đã được đầu tư, cải tạo nâng cấp; nhiều công trình lớn như: Cầu Cổ Chiên, cầu Rạch Miễu, cầu Việt Trì, cầu Yên Lệnh, hầm đường bộ Đèo Cả, hầm đường bộ Hải Vân… đã được đưa vào sử dụng.
Theo tìm hiểu, tại Nghị quyết số 13 – NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (gọi tắt là Nghị quyết số 13) cũng đã xác định “thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm lợi ích thỏa đáng của nhà đầu tư, mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm…”.
Thực hiện Nghị quyết số 13, tại các Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế xã hội từ năm 2013 đến nay, Chính phủ đều nhấn mạnh việc thực hiện nhiệm vụ đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; đẩy mạnh đầu tư theo phương thức PPP để huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Trên nền tảng chủ trương này, việc thu hút vốn tư nhân theo phương thức PPP đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần cải thiện đáng kể hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, năng lượng của đất nước, thay đổi diện mạo của nhiều địa phương.
Bàn sâu về cơ chế khuyến khích đầu tư giao thông theo phương thức PPP, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật cho rằng, việc có Luật về PPP sẽ đảm bảo để các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn, khi mà các dự án thường kéo dài từ 15 - 20 năm đi kèm với mức độ rủi ro cao.
Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi nhất của hợp đồng dự án PPP, cũng là cân nhắc lớn nhất của Nhà nước khi làm PPP, có lẽ là chia sẻ lợi ích và rủi ro. Nói cách khác, cần nhận định rõ bản chất của dự án PPP, mục tiêu mà Nhà nước muốn đạt được là gì, từ đó mới giải bài toán tối ưu hóa phân bổ lợi ích - rủi ro.
Khó khăn, vướng mắc nằm ở đâu?
Tại Việt Nam, mô hình đầu tư theo phương thức PPP bắt đầu được thực hiện từ năm 1997, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi để từng bước tiệm cận với thông lệ quốc tế, hiện hoạt động PPP và nội dung lựa chọn nhà đầu tư PPP được quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và Luật Đấu thầu, Nghị định số 30/2015/NĐ-CP… Tại các nghị định này đã quy định chi tiết, chặt chẽ về trình tự chuẩn bị dự án; về công khai thông tin dự án, trong đó nhấn mạnh công tác tham vấn ý kiến cộng đồng…
Hoàn thiện kết cấu hạ tầng sẽ góp phần thúc đẩy, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội. Ảnh: Minh Phương |
Tuy nhiên, các quy định về hỗ trợ, khuyến khích về đầu tư như cơ chế vốn Nhà nước cho dự án PPP, cơ chế bảo đảm, chia sẻ rủi ro… còn nằm rải rác ở nhiều luật và có vướng mắc dẫn tới chưa thu hút được nhà đầu tư.
Nói cách khác, hiện nhiều thủ tục cụ thể trong quá trình triển khai dự án PPP hiện còn phải chịu sự điều chỉnh của các luật khác nhau như Luật Ngân sách nhà nước (đối với việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước tham gia dự án PPP), Luật Đầu tư công (vốn đầu tư công trong dự án PPP), Luật Doanh nghiệp (hoạt động của doanh nghiệp dự án), Luật Xây dựng (thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán), Luật Quản lý nợ công, Luật Đất đai… Nội dung tại các luật này được xây dựng hướng tới dự án đầu tư công hoặc đầu tư thuần túy, chưa xét đến đặc thù đầu tư PPP.
Chính vì những gút mắc này nên nhiều chuyên gia và các nhà đầu tư đều kỳ vọng việc nâng cấp quy định về PPP từ Nghị định lên cấp Luật là một bước tiếp theo, đặc biệt quan trọng để hoàn thiện khung pháp lý về PPP tại Việt Nam. Qua đây, giải quyết được những vướng mắc hiện tại do chồng chéo giữa các luật, giúp điều hành thống nhất, ổn định hoạt động đầu tư theo phương thức PPP, mở ra nhiều cơ hội mới để thu hút vốn tư nhân đầu tư vào kết cấu hạ tầng quốc gia trong thời gian tới.
Mở rộng vấn đề, ông Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho rằng, với việc hợp tác công tư thì phải có bên thứ 3 là dân cư xã hội, do đó dự luật phải giải quyết được mối quan hệ giữa 3 chủ thể là nhà nước - nhà đầu tư - cộng đồng.
Xét về mặt kinh tế phải áp dụng quyền lợi ngang bằng nhau. Ngoài ra, theo ông Vịnh, đích đến là làm sao để thu hút được đầu tư, do đó cần phải có quy định rõ về cách thức tính khoản bảo lãnh doanh thu, bảo lãnh lợi nhuận. Bên cạnh đó, dự luật cũng không nên hạn chế về quy mô nguồn vốn, nếu đưa ra quy định cứng thì hình thức đầu tư PPP sẽ không thể thực hiện được.
Lấy ví dụ từ kinh nghiệm thu hút vốn tư nhân vào lĩnh vực năng lượng mặt trời khi có những cơ chế ưu đãi phù hợp, ông Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, với PPP cũng cần vậy. Chỉ ra nghịch lý trong tư duy khi Nhà nước muốn có tiền đầu tư nhưng lại quá thận trọng khi mở cơ chế, ông Mại cho rằng: “Nhà nước cần công trình, cần hút vốn tư nhân thì phải có cơ chế để nhà đầu tư đủ lòng tin đổ vốn đầu tư lâu dài vào dự án PPP”.
Đánh giá cao sự cần thiết ban hành Luật PPP, ông Nguyễn Mại đề xuất cần có đột phá về cơ chế để huy động được cả vốn trong nước và nước ngoài. Bởi quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư là những cơ chế bảo lãnh và chia sẻ rủi ro của Chính phủ. Thiếu những cơ chế này là nguyên nhân chủ yếu hạn chế thu hút vốn nước ngoài đầu tư vào hạ tầng giao thông. Kinh nghiệm của Hàn Quốc về cơ chế bảo đảm doanh thu tối thiểu cho nhà đầu tư là rất đáng học hỏi, tạo ra cơ chế hấp dẫn, hiệu quả để thu hút nhà đầu tư.
Việc thực hiện chủ trương khuyến khích đầu tư theo phương thức PPP nói chung và đầu tư theo phương thức PPP vào lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng bên cạnh ưu điểm thì còn bộc lộ không ít hạn chế. Minh chứng dễ thấy, nhiều dự án PPP gặp không ít vướng mắc về cơ chế, chính sách, dẫn đến tình trạng triển khai chậm, kém hiệu quả và xung đột lợi ích giữa các nhà đầu tư và người sử dụng dịch vụ công, tạo dư luận tiêu cực về dự án PPP. Theo đánh giá của cả các chuyên gia và các nhà đầu tư, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nói trên là do cho đến nay chưa có một khung pháp lý cao nhất và rõ ràng, đầy đủ cho nhà đầu tư theo phương thức PPP. Hoạt động đầu tư theo phương thức PPP chịu sự điều chỉnh của Nghị định Chính phủ và quy định của các luật khác, mà chưa có một luật riêng về PPP. Cũng chính vì vậy, các nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng rất lớn vào dự Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư đang được Quốc hội xem xét. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26