Khởi động đàm phán lương tối thiểu vùng năm 2020

(LĐTĐ) Sáng nay, 14/6, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên đầu tiên lấy ý kiến các bên để xem xét việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2020. Thành phần Hội đồng tiền lương quốc gia gồm: Đại diện Bộ Lao động- Thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH), Tổng LĐLĐ Việt Nam, VCCI, Liên minh Hợp tác xã, chuyên gia độc lập…  
khoi dong dam phan luong toi thieu vung nam 2020 Không cắt giảm lương làm thêm, phụ cấp của NLĐ khi thực hiện lương tối thiểu vùng
khoi dong dam phan luong toi thieu vung nam 2020 Tăng cường đôn đốc thực hiện lương tối thiểu vùng năm 2019
khoi dong dam phan luong toi thieu vung nam 2020 Từ 1/1/2019 thực hiện tăng lương tối thiểu vùng

Trao đổi với báo chí trước khi phiên họp bắt đầu, ông Lê Đình Quảng - thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia, Phó trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam - cho biết kết quả đàm phán lương tối thiểu 2018 đã giúp tăng lương tối thiểu năm 2019 đạt khoảng 95 % mức sống tối thiểu của người lao động.

Theo ông Lê Đình Quảng, mục tiêu đưa mức lương tối thiểu đáp ứng mức sống tối thiểu giờ đã được quy định rõ trong Nghị quyết 27/NQ-T.Ư. "Bức tranh kinh tế của năm 2019 thuận lợi cho việc tăng lương tối thiểu 2020" - ông Quảng bày tỏ. Như vậy, việc cần làm là "lấp đầy" khoảng trống chênh lệch giữa lương tối thiểu và mức sống tối thiểu. Đây là kỳ vọng của Tổng LĐLĐ Việt Nam tại mùa đàm phán lương tối thiểu 2020.

Cũng theo ông Lê Đình Quảng, điểm mấu chốt trong việc xác định đàm phán năm nay là việc xác định tỷ lệ nhu cầu lương thực và phi lương thực trong "giỏ" mức sống tối thiểu của người lao động. Tổng LĐLĐ Việt Nam có 2 cách tính khác với bộ phận kỹ thuật của Hội đồng tiền lương Quốc gia.

khoi dong dam phan luong toi thieu vung nam 2020
Quang cảnh phiên họp đầu tiên về lương tối thiểu vùng 2020. Ảnh Đ.Bình

Theo đó, phương án 1 xác định tỷ lệ nhu cầu lương thực/phi lương thực là 48/52 - tương ứng với tỷ lệ của Philippines, tương ứng với mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 là 7,06%. Phương án 2, tỷ lệ nhu cầu lương thực/phi lương thực là 46,5/53,5, tương ứng với mức tăng 8%.

Trong khi đó, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, tỏ ra thận trọng trong việc đưa ra quan điểm điều chỉnh tăng hay không tăng lương tối thiểu vùng 2020. "Hơn 20 hiệp hội doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước đã đề nghị VCCI không chọn phương án tăng lương tối thiểu vùng 2020" - ông Phòng cho biết.

Theo ông Hoàng Quang Phòng, về cơ bản các DN đã trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng 2019 được đề xuất tăng là 5,3%, cụ thể: 72,5% DN đã điều chỉnh tăng trên 6%; 2,1% DN tăng 5,9%. Đồng thời, việc điều chỉnh lương tối thiểu chỉ có ý nghĩa là điều chỉnh các phần có liên quan chứ không có ý nghĩa nhiều đối với mức lương tối thiểu của người lao động.

"Trong khi đó, tăng lương tối thiểu lại làm tăng các chi phí của DN trong bối cảnh đang cắt giảm nhiều chi phí để cạnh tranh. Qua 5 tháng đầu năm 2019, cả nước có 54.000 DN được thành lập mới thì có tới trên 20.000 DN "thoát ly" khỏi thị trường, trong đó có 7.000 DN đã hoàn thành xong thủ tục giải thể" - ông Phòng nói.

Theo Điều 91 Bộ luật Lao động hiện hành quy định, căn cứ xác định tiền lương tối thiểu là dựa vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế xã hội, giá cả sức lao động trên thị trường. Trong đó, nhu cầu sống tối thiểu là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định mức lương tối thiểu, hiện nay đang dựa theo các các tiêu chí như nhu cầu lương thực thực phẩm, nhu cầu phi lương thực thực phẩm và nhu cầu nuôi con.

khoi dong dam phan luong toi thieu vung nam 2020
Mức tăng lương tối thiểu vùng là mối quan tâm lớn của người lao động. Ảnh minh họa

Theo báo cáo “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy” của tổ chức Oxfam công bố mới đây, một số ngành nghề mức lương chưa đủ đáp ứng nhu cầu sống của người lao động. Đơn cử như trong ngành may, có đến 99% thu nhập người lao động thấp hơn mức lương đủ sống theo tiêu chuẩn của Sàn lương châu Á (AFW). Đặc biệt, nếu chỉ tính công việc hoàn thành trong giờ làm việc tiêu chuẩn, không tính các khoản phụ cấp, nhiều công nhân may được khảo sát không đủ sống ở mức cơ bản nhất.

Còn theo các khảo sát, đánh giá của Tổng LĐLĐ Việt Nam, với mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 là 5,3%, lương tối thiểu mới đáp ứng 95% nhu cầu sống tối thiểu. Vì thế, năm 2020, lương tối thiểu vùng vẫn phải tiếp tục tăng để đáp ứng 100% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.

Đồng thời, để đảm thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW là đến năm 2020, tiền lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, trong kỳ đàm phán lương tối thiểu vùng diễn ra tới đây, mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng sẽ phải tăng cao hơn mức 5,3%. Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ tăng bao nhiêu còn tùy thuộc vào các phiên đàm phán giữa các bên thời gian tới đây mới có thể xác định được.

Kinh nghiệm của các chuyên gia lao động qua thực tiễn các năm đàm phán về tiền lương tối thiểu cho thấy chưa có tiền lệ các bên sẽ chốt được phương án trong 1 lần đàm phán. Thông thường, mỗi năm vào dịp thương lượng tiền lương tối thiểu, mỗi cơ quan lại đưa ra một số liệu về nhu cầu sống tối thiểu khác nhau. Điều này đã tạo nên sự tranh cãi căng thẳng giữa các bên, cũng như khó khăn chung cho Hội đồng Tiền lương quốc gia trong quá trình đàm phán.

Quá trình thương lượng lương tối thiểu nhiều năm, đại diện phía người lao động luôn tập trung đấu tranh, bảo lưu quan điểm mức lương tối thiểu chưa đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Tuy nhiên, phía DN lại cho rằng tăng lương liên tục sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh.

Cho nên, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu cũng phải tính đến “sức khỏe" của DN. Vì vậy, để hài hòa được lợi ích của cả người lao động và khả năng chi trả của DN, bộ phận kỹ thuật cần thống nhất được cách tính chung, đưa ra căn cứ cụ thể để xác định nhu cầu sống tối thiểu thì mức để xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng mới có thể tiệm cận nhau.

Đối với việc tăng lương tối thiểu năm 2020 lần này, ông Doãn Mậu Diệp- Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia mong muốn năm nay sẽ kết thúc việc đàm phán tiền lương vào tháng 7-2019.

"Hôm nay, chúng ta khởi động, bộ phận kỹ thuật, bộ phận giúp việc hội đồng, thành viên đến từ 3 khối Nhà nước, người lao động, chủ sử dụng lao động đã có nghiên cứu kĩ lương, phối hợp cung cấp số liệu, tìm phương án kỹ thuật làm cơ sở thống nhất mức lương tối thiểu vùng năm 2020. Chắc chắn Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ phải họp thêm 1-2 phiên nữa để các bên thương lượng, trao đổi đi đến thống nhất mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2020. Phấn đấu trong tháng 7-2019 'chốt' được mức lương tối thiểu vùng 2020 để trình Chính phủ"- ông Diệp nói.

Theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP, từ ngày 1/1/2019, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp cụ thể: Vùng I là 4.180.000 đồng/tháng; vùng II là 3.710.000 đồng/tháng; vùng III là 3.250.000 đồng/tháng và vùng IV là 2.920.000 đồng/tháng.
Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

(LĐTĐ) Qua gần 4 năm triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động (CNLĐ) theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 cho thấy, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp (KCN) đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển. Song, nhìn vào thực tiễn, Công đoàn các địa phương kiến nghị cần xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng, tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em trong xã hội.
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đang xem xét sửa đổi Luật Việc làm, với nhiều chính sách mới quan trọng được đề xuất về đối tượng tham gia, mức đóng, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, đăng ký lao động...
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Xem thêm
Phiên bản di động