Khơi dậy nét đặc trưng Văn học - nghệ thuật thời kháng chiến

19:19 | 11/06/2018
Nhân kỷ niệm 75 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam, đồng thời để công chúng hiểu về đặc trưng văn học - nghệ thuật thời chiến và nhận thức đúng về nghĩa  vụ, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa nước nhà, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Văn học - Nghệ thuật trong kháng chiến”. 
khoi day net dac trung van hoc nghe thuat thoi khang chien “Trà Art” - khúc hòa âm của thiên nhiên và nghệ thuật
khoi day net dac trung van hoc nghe thuat thoi khang chien 'Quà tháng Năm dâng Người' - Một chương trình nghệ thuật đặc biệt
khoi day net dac trung van hoc nghe thuat thoi khang chien Triển lãm 'Ngày thống nhất đất nước' tại Hoàng thành Thăng Long

Khơi dậy nét văn học nghệ thuật trong thời chiến

Là một trong hai chủ đề chính của trưng bày lần này, “Văn học – Nghệ thuật trong kháng chiến (1945-1954)” mang đến những hiện vật, kỷ vật của các văn nghệ sĩ, như: Sưu tập hiện vật về các tác phẩm văn học của các tác giả (Huy Cận, Tố Hữu, Tú Mỡ, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng…); nhóm tranh cổ động và những bản nhạc thời kì kháng chiến.

Các hiện vật, tài liệu được đưa ra nhằm khẳng định rằng bản cương lĩnh lịch sử năm 1943 đã chắp cánh, soi đường cho hoạt động sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ, nhà báo trong suốt thời kỳ kháng chiến đầy gian nan, thử thách. Qua đó, người dân Việt Nam được sống lại những phút giây hào hùng của lịch sử dân tộc với những câu chuyện đầy cảm xúc về tinh thần lạc quan và rất đỗi quả cảm của những người lính trên mặt trận văn hóa, văn nghệ thời xưa.

khoi day net dac trung van hoc nghe thuat thoi khang chien
Các tác phẩm văn học của một số tác giả tên tuổi

Giai đoạn 1945-1954 vừa là thời kỳ mở đầu, đắp móng xây nền cho văn học mới, vừa là bước chuyển tiếp lịch sử ghi nhận nhiều thay đổi triệt để và sâu sắc, từ quan niệm nghệ thuật cho tới thực tế sáng tác. Theo TS Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (BTLSQG), những cống hiến của lớp văn nghệ sĩ tuy mới ở mức độ ban đầu nhưng đã mang đến một sắc thái độc đáo, làm bừng lên khí thế chưa từng có trong đời sống văn học nghệ thuật của dân tộc.

Đội ngũ văn nghệ sĩ luôn bám sát nhiệm vụ cách mạng, phản ánh sinh động đời sống thực tiễn đấu tranh; kịp thời động viên, cổ vũ toàn dân, toàn quân thi đua tăng gia sản xuất, giết giặc lập công, xây dựng đời sống văn hóa mới. Lịch sử thời kỳ này cũng đã ghi nhận sự đóng góp vào nền văn học nghệ thuật nước nhà rất nhiều tác phẩm để đời, mang đậm lý tưởng và chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh; có tác dụng khích lệ tuyên truyền, giáo dục to lớn.

Bên cạnh những kỷ vật, hiện vật, bài viết, nhận định sắc bén của các văn nghệ sĩ tên tuổi, triển lãm lần này cũng đưa ra các tư liệu, hiện vật như: Tượng Võ Thị Sáu trước quân thù của Diệp Minh Châu; tượng chân dung Bác Hồ của nữ họa sĩ điêu khắc đầu tiên của Việt Nam Nguyễn Thị Kim; thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi anh em họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa tháng 12/1951, bức thư thể hiện tình cảm và sự quan tâm của vị lãnh tụ đối với các nghệ sĩ tạo hình cũng như với nền Văn học – Nghệ thuật nước nhà; tranh sơn dầu Những ngày đêm trước ký hiệp định 6/3/1946 của tác giả Phùng Dzi Thuần...

khoi day net dac trung van hoc nghe thuat thoi khang chien
Tượng Võ Thị Sáu trước quân thù của tác giả Diệp Minh Châu

Nhiều tác phẩm hội họa, ca khúc, nhạc cụ, các sáng tác văn học nổi tiếng của thời kỳ này cũng mang đến cho khách tham quan cảm xúc đặc biệt về một thời kỳ lịch sử khó quên của dân tộc. “Khói lửa chiến tranh không át đi những khát khao cống hiến, những sáng tạo miệt mài của lớp văn nghệ sĩ tràn đầy nhiệt huyết và lý tưởng. Tất cả là những minh chứng sống động về một thời kỳ lịch sử đầy dấu ấn, với những áng văn thơ, những tác phẩm nghệ thuật ra đời và tỏa sáng trong khói lửa chiến tranh” TS Nguyễn Văn Cường chia sẻ.

Đề cương về văn hóa Việt Nam và đường lối văn hóa của Đảng

Nội dung thứ hai của chuyên đề được trưng bày là “Đề cương về văn hóa Việt Nam và đường lối văn hóa của Đảng”, tập trung giới thiệu nội dung, ý nghĩa của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943; những nhận xét, đánh giá của học giả, nhà văn hóa, văn nghệ sĩ; một số văn kiện của Đảng về văn hóa văn nghệ cùng nhiều tài liệu, hình ảnh, kỷ vật về văn học nghệ thuật thời kỳ 1945-1954 hiện được lưu giữ tại Bảo tàng.

Điểm nhấn trong trưng bày lần này chính là Đề cương văn hóa Việt Nam do đồng chí Trường Chinh soạn thảo và được đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1. Đây là cương lĩnh văn hóa đầu tiên của Đảng, nêu rõ những quan điểm, tư tưởng của Đảng đối với các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là ba nguyên tắc xây dựng nền văn hóa mới: Dân tộc, Khoa học và Đại chúng. Văn kiện lịch sử này cũng nêu rõ phương hướng cùng những nguyên tắc thiết thực cho công cuộc xây dựng nền văn hóa mới – nền văn học cách mạng.

khoi day net dac trung van hoc nghe thuat thoi khang chien

Bản Đề cương Văn hóa Việt Nam do đồng chí Trường Chinh soạn thảo năm 1943

Về nội dung này, nhiều hiện vật, tài liệu giá trị được trưng bày như: Thư của Nguyễn Ái Quốc gửi đồng bào cả nước ngày 6/6/1941; Báo “Việt Nam Độc lập” - Cơ quan Tuyên truyền của Việt Minh Cao Bằng do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, số 1 (101) ngày 1/8/1941; Văn kiện Đại hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng về Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...

Tác phẩm "Nhật ký trong tù" với phần ghi chép những suy nghĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc xây dựng một nền văn hóa dân tộc là hiện vật đặc biệt tại trưng bày. Năm 1943, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi chép lại những suy nghĩ của mình thì cũng vào thời gian này, bản Đề cương về văn hóa Việt Nam được công bố. Hai sự kiện cùng một thời gian, tuy địa điểm và hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng chung một cội nguồn, một tư tưởng.

“Trưng bày lần này một lần nữa khẳng định những nội dung tư tưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã phản ánh và đáp ứng kịp thời đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa cách mạng, là định hướng quan trọng cho sự ra đời nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những quan điểm quan trọng về văn hóa trong bản đề cương lịch sử 75 năm trước đã dần được bổ sung, hoàn thiện theo yêu cầu của các giai đoạn phát triển của cách mạng sau này”, ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc BTLSQG chia sẻ.

Với gần 200 hình ảnh, hiện vật được trưng bày, công chúng và nhất là thế hệ trẻ có thể thấy rõ giá trị soi đường và định hướng của Đề cương về văn hóa Việt Nam, tôn vinh công hiến của lớp văn nghệ sĩ đã tiếp nhận các nội dung, tư tưởng của Đề cương. Sự kiện trưng bày chuyên đề “Văn học - Nghệ thuật trong kháng chiến (1945-1954)” kéo dài đến hết tháng 9/2018 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 216 Trần Quang Khải.

Một số hiện vật, kỷ vật, bài viết được trưng bày trong chuyên đề "Văn hóa - Nghệ thuật trong thời chiến (1945-1954)

khoi day net dac trung van hoc nghe thuat thoi khang chien
Tranh cổ động phát hành cho cuộc vận động Thi đua ái quốc
khoi day net dac trung van hoc nghe thuat thoi khang chien

Các văn nghệ sĩ trong kháng chiến chống Pháp ở Thái Nguyên

khoi day net dac trung van hoc nghe thuat thoi khang chien
Thư của đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi đồng bào cả nước, ngày 6/6/1941
khoi day net dac trung van hoc nghe thuat thoi khang chien
Báo Việt Nam Độc lập - Cơ quan tuyên truyền của Việt Minh Cao Bằng do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, số 1 (101), ngày 1/8/1941

Phương Nguyễn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này