Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã
Cứu hộ 46 cá thể động vật hoang dã trong tháng 6 | |
Bị kết án 15 tháng tù treo vì buôn bán 8 móng gấu | |
Triển khai hiệu quả công tác cứu hộ động vật hoang dã |
Việc thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã cần phải được thực hiện nghiêm minh (Nguồn ảnh ENV) |
Hướng dẫn thực thi pháp luật về động vật hoang dã của ENV được xuất bản lần đầu tiên vào đầu năm 2018, với sự ra đời của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) trong đó nâng mức hình phạt với tội phạm về động vật hoang dã lên đến 15 năm tù đối với cá nhân. Tại thời điểm ra mắt, tài liệu đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các cơ quan chức năng về nội dung và ý nghĩa của tài liệu.
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật mới được Chính phủ ban hành về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã cũng như xử lý vi phạm hành chính liên quan đến động vật hoang dã trong năm 2019, ENV đã quyết định chỉnh lý toàn diện tài liệu này để đảm bảo cập nhật đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cũng như hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong quá trình nghiên cứu tài liệu.
Nội dung chính của tài liệu bao gồm hướng dẫn xử lý vi phạm và hướng dẫn xử lý tang vật bị tịch thu. Trong đó, đối với hướng dẫn xử lý vi phạm, ENV đã chia vi phạm ra từng trường hợp cụ thể tương ứng với danh mục loài động vật hoang dã, tính chất vụ việc khác nhau, từ đó gợi ý biện pháp xử lý phù hợp nhất dựa trên các cơ sở pháp lý.
Theo ENV, trong tháng 7/2019, 1000 bản “Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã” đã được phát hành miễn phí đến cơ quan chức năng địa phương và các cơ quan tiến hành tố tụng trên cả nước. |
Đặc biệt, bên cạnh các hướng dẫn xử lý vi phạm cụ thể cùng danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấm, quý, hiếm cần bảo vệ, danh mục các giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của động vật hoang dã, ENV đã bổ sung thêm phần hướng dẫn sử dụng tài liệu nhằm giúp các cơ quan dễ dàng tra cứu, sử dụng tài liệu một cách hiệu quả.
ENV hy vọng ấn phẩm sẽ phần nào hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật dễ dàng hơn trong việc áp dụng quy định, chế tài trong từng trường hợp vi phạm cụ thể để không bỏ lọt tội phạm cũng như tăng cường răn đe với các đối tượng khác. Ngoài ra, ấn phẩm này cũng có thể đồng hành cùng các chuyên gia hoạt động trong ngành bảo tồn như một tài liệu tham khảo để có cái nhìn tổng quan hơn về pháp luật Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ động vật hoang dã.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ
Tư vấn luật 07/11/2024 07:02
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Tư vấn luật 05/11/2024 19:33
Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới
Infographic 16/10/2024 06:59
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
Tư vấn luật 07/10/2024 07:36
Đề xuất mới: Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung sẽ trừ 12 điểm giấy phép lái xe
Tư vấn luật 03/10/2024 15:29
Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi
Tư vấn luật 03/10/2024 15:10
Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”
Tư vấn luật 03/10/2024 10:48
Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách
Tư vấn luật 26/09/2024 08:54
Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới
Infographic 17/09/2024 07:31
Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù
Tư vấn luật 13/09/2024 06:44