Hộp cơm tình thân, sưởi ấm tình người
Lớp tiếng Anh thầy, trò đều là công nhân | |
Làm giàu chính đáng sau vấp ngã | |
Thiện nguyện là không vụ lợi |
Nhóm từ thiện đó có tên là “Từ thiện tại tâm” do chính những sinh viên một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội tập hợp lại. Với mong muốn có thể giúp được nhiều người khó khăn, hoạt động được quy củ và rộng khắp, các bạn sinh viên quyết định thành lập nhóm từ tháng 9/2016.
Ngoài các hoạt động như quyên góp quần áo cũ cho trẻ em vùng cao Mường Lay (Điện Biên), tặng nhu yếu phẩm cho 55 hộ dân tộc Dao đỏ ở Yên Bái, gói bánh chưng từ thiện dịp tết Nguyên đán, nhóm còn thực hiện phát cơm miễn phí cho những người vô gia cư trên địa bàn Hà Nội.
Nhóm sinh viên Từ thiện tại tâm phát cơm từ thiện tại khu vực |
Vào buổi phát cơm, cứ 20 – 30 bạn sinh viên lại tấp nập chuẩn bị đồ nghề, nhưng do sinh viên ở trọ chẳng có nhiều đồ nghề, xoang nồi... thành ra ai nấy đều loạn lên đi mượn. Chẳng thế, có những ngày nấu tới 65 suất cơm, đến nỗi cái bếp gas đơn còn bị hỏng.
Tất bật ngược xuôi chuẩn bị đồ, rồi cũng chính những cô cậu sinh viên ấy tất bật đi trao tận tay những người nghèo khổ. Cứ mỗi tối như thế, xuất phát từ 21 giờ thì phải 3 – 4 giờ sáng hôm sau, mọi người mới về được đến nhà trọ. Mệt nhoài, chưa kể những ngày mưa gió và giá buốt nhưng nhóm vấn cứ hoạt động, đều đặn từng tháng một.
Vì nhóm mới thành lập, chưa vận động được nhiều mạnh thường quân hỗ trợ, 90% chi phí đều do các bạn sinh viên đóng góp. Số tiền ấy, bắt nguồn từ tiền làm thêm giờ, tiền được học bổng… có khi ngày lễ tết nào đó, cả nhóm rủ nhau bán hoa, bán đồ lưu niệm để lập quỹ.
Thế nhưng, từ những khó khăn dễ thương, sự đồng lòng đáng quý của những bạn sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường mà những tối thứ Bảy của tuần thứ 2, thứ 3 trong tháng, những suất cơm ngon, nóng hổi lại san sẻ sự đói rét, khó khăn với những người nhận chúng.
Các bạn trong nhóm cùng kể, cứ mỗi hôm đi phát cơm cho mọi người hay làm bất cứ hoạt động từ thiện nào đều trở thành những kỷ niệm đẹp. Và các bạn ấy cũng tự hào một điều, không phải sinh viên nào cũng có thể ghi dấu cho mình hình ảnh những người bằng tuổi ông, tuổi bà mình đưa tay nhận những suất cơm kèm nụ cười cảm ơn đẹp lạ lùng hay có thể dễ dàng bắt gặp được câu chuyện xin thêm suất cơm cho con, cho bạn...
Chính từ những hình ảnh cảm động, chân thực ấy, mà khiến cho 20 con người, dù khó khăn, vất vả nhưng vẫn đồng lòng, chung tay làm việc thiện.
Bất kỳ nhóm từ thiện nào cũng đều hoạt động với mong muốn giúp đỡ người lao động, tập hợp những người cùng chung chí hướng. Thế nhưng, có lẽ hoàn cảnh khác lạ của nhóm “Từ thiện tại tâm lại” ở chính người trưởng nhóm.
Xuất thân trong một gia đình khó khăn, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, từ bé tới lớn sống trong vòng tay của bà nên Nguyễn Thị Phượng (sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội) hiểu được những cực khổ khi không có người đồng cảm, giúp đỡ. Chính vì lẽ đó, ngay khi còn là sinh viên, Phượng đã tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, để đến tháng 9/2016, Phượng cùng nhiều bạn bè của mình đứng ra thành lập nhóm.
Trao đổi với Phượng, bạn cho biết: “Cũng như cái tên của nhóm, tất cả chúng mình thành lập nhóm và hoạt động là từ chữ tâm, mong muốn từ tấm lòng chân tình có thể giúp đỡ cho nhiều người, đặc biệt là những em nhỏ khó khăn và người già không còn đủ sức lao động”.
Hà Nội tấp nập là thế, ngày ngày những cảnh chen chúc nhau trên đường khiến người ta uể oải nhưng khi bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ tấp nập cầm cơm hộp trên tay, chạy qua chạy lại trong đêm muộn, làm cho người ta thấy, Hà Nội vẫn nhộn nhịp như thế nhưng nó sâu lắng và đậm tình người.
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa
Gương sáng 23/10/2024 06:05
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết
Longform 21/10/2024 22:18
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Gương sáng 17/10/2024 16:45
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người
Gương sáng 17/10/2024 16:43
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm
Gương sáng 17/10/2024 07:36