Hơn 444.000 tỷ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông
Bác bỏ đề xuất thành lập Quỹ Đảm bảo an toàn các dự án BOT | |
Bí thư Thành ủy Hà Nội làm việc với Bộ GTVT | |
Đề xuất 7 giải pháp giảm ùn tắc giao thông và TNGT |
Tham dự Hội nghị có ông Trịnh Đình Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Vũ Khoan, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Trương Quang Nghĩa, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT; các đồng chí Thứ trưởng Bộ GTVT; cùng đại diện Lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương.
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị đánh giá công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT và BT giai đoạn 2011-2015 do Bộ GTVT quản lý, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa khẳng định: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ GTVT đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh huy động các nguồn lực ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
"Giai đoạn 2011 - 2015, Bộ GTVT đã huy động được khoảng 186.660 tỷ đồng (một trăm tám sáu nghìn sáu trăm sáu mươi tỷ đồng) để đầu tư 62 dự án theo hình thức hợp đồng BOT và BT, sau đây được gọi chung là hình thức đối tác công - tư (PPP).
Đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác 26 dự án với tổng mức đầu tư 74.806 tỷ đồng (bảy tư nghìn tám trăm lẻ sáu tỷ đồng), chưa kể 18 dự án với tổng mức đầu tư 37.212 tỷ đồng (ba bảy nghìn hai trăm mười hai tỷ đồng) được đưa vào khai thác trong giai đoạn 2011-2015, nhưng khởi công trước năm 2011.
Ngành GTVT cũng đang triển khai đầu tư 36 dự án khác với tổng mức đầu tư 111.854 tỷ đồng (một trăm mười một nghìn tám trăm năm tư tỷ đồng)", Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, chúng ta có thể khẳng định, các dự án hạ tầng giao thông khi đưa vào khai thác đã phát huy ngay hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, góp phần đảm bảo an ninh - quốc phòng.
Theo một đánh giá khách quan của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thực hiện 2 năm một lần: năm 2014, tính khả dụng của hạ tầng giao thông Việt Nam đứng ở vị trí 74, tăng 16 bậc so với năm 2012 và tăng 29 bậc so với năm 2010 (năm 2012, Việt Nam đứng vị trí thứ 90, năm 2010 - đứng vị trí thứ 103).
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang nghĩa cũng cho rằng quá trình đầu tư phát triển một dự án hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công - tư là một quá trình phức tạp hơn rất nhiều phương pháp đầu tư công truyền thống. Điều này đòi hỏi các bên liên quan, cả cơ quan quản lý nhà nước các cấp và nhà đầu tư, ngân hàng, người sử dụng... phải có một cách tiếp cận thích hợp để có thể thực hiện thành công các dự án loại này, trong đó, theo đó phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước - Nhà đầu tư - Người sử dụng.
"Trong bối cảnh đó, giai đoạn vừa qua, do tính chất mới của hình thức đầu tư này, có thể nói hầu hết các chủ thể tham gia đều chưa sẵn có kinh nghiệm; thể chế điều chỉnh hình thức đầu tư PPP nói chung, BOT và BT nói riêng, chưa hoàn chỉnh nên việc triển khai xã hội hóa đầu tư trong thực tiễn vẫn bộc lộ một số bất cập, tồn tại.
Đơn cử như hành lang pháp lý cho việc kêu gọi các nguồn lực ngoài ngân sách tham gia đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực của ngành GTVT còn nhiều điểm chưa thống nhất, đồng bộ; Các nhà đầu tư và các ngân hàng cung cấp tín dụng cũng chỉ chủ yếu là tổ chức, doanh nghiệp trong nước, chưa kêu gọi được nhà đầu tư nước ngoài; Chính sách phí chưa nhận được sự đồng thuận của xã hội, việc quản lý nguồn thu phí cần chặt chẽ và minh bạch hơn; Chất lượng xây dựng và bảo trì một số dự án chưa đạt yêu cầu...", Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nhấn mạnh.
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cũng khẳng định, việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho phát triển kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng đã được khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng. Đây cũng là một xu thế tất yếu trong bối cảnh của nền kinh tế nước ta (riêng các công trình do Bộ GTVT quản lý có nhu cầu đầu tư giai đoạn từ nay đến 2020 khoảng 1.039 nghìn tỷ (một nghìn không trăm ba chín tỷ đồng) trong khi ngân sách khả năng chỉ cân đối được khoảng 11%).
Đây cũng là một công cụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công; giảm gánh nặng ngân sách cho Chính phủ, góp phần tái cơ cấu đầu tư và giảm bội chi ngân sách. Công cụ này càng có ý nghĩa hơn đối với những nước có nguồn ngân sách hạn chế, ở các nước có tỷ lệ nợ công ở mức tương đối cao như chúng ta. Bên cạnh đó, thông qua hợp tác công - tư, chất lượng nguồn nhân lực của khu vực công cũng được cải thiện, giảm chi phí và ổn định được việc cung cấp dịch vụ; nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường, cũng như xóa bỏ dần chế độ độc quyền, bao cấp, bảo hộ của nhà nước.
Bộ trưởng GTVT mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ tất cả các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về những mặt được, mặt chưa được trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công - tư thời gian qua và giải pháp trong thời gian tới.
Theo kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011 - 2015, Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ nhu cầu đầu tư KCHTGT khoảng 484.000 tỷ trong khi đó nguồn vốn NSNN, vốn Trái phiếu Chính phủ (TPCP) và vốn ODA cân đối khoảng 181.000 tỷ, tương đương 37% so với nhu cầu. Trong bối cảnh đó, Bộ GTVT đã đẩy mạnh hình thức xã hội hoá đầu tư, thu hút vốn đầu tư tư nhân phát triển KCHTGT; kết quả đã huy động được 186.660 tỷ đồng (chiếm 42%) trong tổng nguồn 444.040 tỷ đồng cho đầu tư KCHTGT trong giai đoạn này.
Bộ GTVT đã huy động được khoảng 186.660 tỷ đồng để đầu tư 62 dự án theo hình thức hợp đồng BOT và BT trong giai đoạn 2011 - 2015 |
Trong tổng số nguồn vốn huy động được 444.040 tỷ đồng, nguồn vốn tư nhân là 186.660 tỷ đồng (chiếm 42%) và thu hút, ký kết được 6,24 tỷ USD vốn ODA (tổng vốn ODA đã ký kết đến nay là 18,46 tỷ USD). Tổng vốn cho được giải ngân trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 379.213 tỷ đồng, trong đó giải ngân vốn tư nhân 121.833 tỷ đồng (chiếm 32,13%) và giải ngân vốn Nhà nước 257.380 tỷ đồng (chiếm 67,87%).
Giai đoạn 2011 - 2015, Bộ GTVT đã huy động được khoảng 186.660 tỷ đồng để đầu tư 62 dự án theo hình thức hợp đồng BOT và BT. Đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác 26 dự án với TMĐT 74.806 tỷ đồng. Đang triển khai đầu tư 36 dự án với TMĐT 111.854 tỷ đồng. Các dự án triển khai chủ yếu theo hình thức BOT do hành lang pháp lý (Nghị định số 108/2009/NĐ-CP) chỉ mới quy định 3 hình thức BOT, BTO và BT (hình thức BTO không phù hợp với đặc thù ngành GTVT). Lĩnh vực cảng biển là một trong những lĩnh vực thu hút vốn đầu tư tư nhân khá sớm và khá thành công theo hình thức doanh nghiệp đầu tư trực tiếp.
Thông qua Hội nghị, Bộ GTVT mong muốn cùng các Bộ, ngành, địa phương và toàn thể xã hội nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện về kết quả đạt được cũng như chỉ ra những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư KCHTGT giai đoạn 2011-2015 vừa qua để đề ra giải pháp khắc phục, tiếp tục huy động nguồn vốn đầu tư, thực hiện thành công chiến lược, kế hoạch phát triển GTVT nhằm góp phần đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp theo tinh thần Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng và chỉ đạo của Chính phủ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tại Hội nghị |
Đến dự và chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định thêm, trong thời gian qua, Bộ GTVT đã phối hợp với các bộ, ngành nhất là Bộ GTVT, KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng... và các địa phương, đặc biệt là có sự vào cuộc của các ngân hàng thương mại đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh huy động các nguồn lực ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt dược, chúng ta phải nghiêm khắc chỉ ra những hạn chế, yếu kém, từ đó đề ra những giải pháp tốt hơn, để phát triển hệ thống KCHT GTVT, đưa nước phát triển hiện đại. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.
Phó Thủ tướng chỉ ra rằng, mặc dù chất lượng hạ tầng giao thông được nâng lên song vẫn còn không ít công trình chất lượng thấp, bị hằn lún, ảnh hưởng đến an toàn giao thông cho người và phương tiện nên gây không ít bức xúc cho người dân.
Tham gia đầu tư xây dựng các công trình giao thông, rất nhiều nhà đầu tư lần đầu tham gia vào lĩnh vực này nên trong đó có nhiều nhà đầu tư tích cực xác định đúng năng lực triển khai tốt dự án, đảm bảo chất lượng công trình song vẫn còn một số nhà đầu tư yếu về năng lực nên dự án không đảm bảo chất lượng, tiến độ như cam kết; Việc bố trí một số trạm thi phí chưa hợp lý, huy động vốn đàu tư BOT chủ yếu DN trong nước, gây bức xúc cho người dân….
Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu, trong thời gian tới, Bộ GTVT phải rà soát lại chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT phù hợp với quy hoạch phát triển vùng và phát triển chung của đất nước; tham mưu và xây dựng cơ chế chính sách đầy đủ, ổn định và minh bạch Nâng cao, năng lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, bao gồm cả cơ chế, trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan; chính sách đối với thu phí …
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34