Hơn 35% lao động đi làm việc ở nước ngoài là nữ
Đáng chú ý, năm 2014 lần đầu tiên Việt Nam đưa được hơn 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phụ nữ chiếm 37,5%.Phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài làm việc, chủ yếu trong các ngành nghề giúp việc gia đình; y tá, điều dưỡng; nhân viên khách sạn; thợ may; thợ dệt; lắp ráp thiết bị điện tử tại các thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Saudi Arabia.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTBXH, số lao động nữ của Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đóng góp đáng kể vào việc nâng cao mức sống gia đình và địa phương. Thế nhưng, hiện nay chưa có chính sách riêng đối với lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài. Do đó, những khó khăn và rủi ro mà phụ nữ gặp phải khi làm việc ở nước ngoài thường nhiều hơn lao động là nam giới. Nhiều phụ nữ khi làm việc ở nước ngoài đã bị bóc lột sức lao động, bị xâm hại, bạo lực, không được trả lương. Khi về nước, phụ nữ cũng gặp khó khăn trong tái hòa nhập, khó tiếp cận các dịch vụ, nhất là dịch vụ về hỗ trợ giải quyết việc làm. Do định kiến xã hội và quan niệm về giới còn nặng nề, nhiều chị em không có sự chia sẻ của gia đình, người thân trong nuôi dạy con cái khi làm việc ở nước ngoài về nước.
Trong khuôn khổ dự án “Tăng quyền năng cho phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài,” vừa qua, tại Hà Nội, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN WOMEN) đã tổ chức hội thảo “Đối thoại chính sách về bảo vệ quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài”.
Dự án tập trung thực hiện nhiều hoạt động, nhằm nâng cao kiến thức về bình đẳng giới; tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, quản lý và doanh nghiệp Việt Nam làm công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Dự án được kỳ vọng sẽ thay đổi chính sách và cách làm việc trên thực tế để Việt Nam đảm bảo tốt nhất quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài cũng như đề xuất bổ sung và hoàn thiện những chính sách phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong thực hiện các can thiệp sớm để giảm thiểu những rủi ro mà phụ nữ có thể gặp phải khi làm việc ở nước ngoài cũng như khi trở về.
K.T
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56