Hơn 1 triệu trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học Hà Nội uống sữa học đường
Đà Nẵng tổ chức sơ kết chương trình sữa học đường sau 2 năm thực hiện | |
Sữa học đường đã có tiêu chuẩn chính thức | |
Sữa học đường - tầm nhìn bảo vệ môi trường |
Thông tin tại Hội nghị, ông Hoàng Hữu Trung (Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) cho biết: Chương trình Sữa học đường Hà Nội là đề án Sữa học đường lớn nhất cả nước về quy mô và giá trị. Từ ngày 2/1/2019, tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học đăng ký tham gia Chương trình Sữa học đường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đồng loạt triển khai cho trẻ uống sữa.
Theo đó, trong ngày đầu tiên, toàn thành phố có 64% trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa. Sau 1 tuần triển khai có 100% các trường mầm non, tiểu học công lập và 61,8% các cơ sở giáo dục ngoài công lập tham gia với tỷ lệ uống sữa đạt 73%.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Q.A) |
Hàng ngày, song song với việc tiếp nhận bảo quản tổ chức cấp phát và cho học sinh uống sữa tại trường đảm bảo các quy định an toàn thực phẩm, xử lý chất thải đúng quy định, các nhà trường đã kiên trì tuyên truyền vận động để phụ huynh tiếp tục đăng ký cho trẻ, đảm bảo 100% gia đình có trẻ tham gia được cung cấp thông tin về lợi ích và ý nghĩa của Chương trình Sữa học đường.
Tính đến hết tháng 1/2020, toàn thành phố đã có 1.059.854/1.162.607 trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học tham gia (đạt tỷ lệ 91,16%). Trong đó: Khối mầm non, tiểu học công lập tỷ lệ trường tham gia là 100%, tỷ lệ trẻ đăng ký uống sữa là 93%; khối ngoài công lập (bao gồm trường mầm non, tiểu học ngoài công lập, hiệp quản, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập) tỷ lệ cơ sở giáo dục đăng ký tham gia mới đạt 86,74%, tỷ lệ trẻ đăng ký tham gia đạt 80,73%.
Từ tháng 2/2020 đến nay, toàn ngành tập trung thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thành phố về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, học sinh phải nghỉ học nên trẻ em mầm non và học sinh tiểu học không uống sữa. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp cùng Công ty Sữa Việt Nam giải quyết lượng sữa tồn đọng trong các nhà trường khi học sinh phải nghỉ học đột xuất do dịch bệnh và tiếp tục triển khai khi học sinh đi học trở lại.
Trong quá trình thực hiện Chương trình Sữa học đường, Sở Y tế Hà Nội cũng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thành lập các đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể trường học và kiểm soát sữa học đường tại các quận/huyện. Ngoài ra, Sở Y tế Thành phố, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng tổ chức lấy mẫu sữa ngẫu nhiên để kiểm tra, đối chiếu thành phần, tiêu chí kỹ thuật sản phẩm với hồ sơ công bố của đơn vị cung cấp.
Cô giáo chuẩn bị sữa cho các bé tham gia chương trình Sữa học đường tại một điểm trường ở Hà Nội. |
"Tham gia Chương trình Sữa học đường, trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học hàng ngày được uống sữa tươi đúng tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế. Việc ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ kinh phí, gia đình chỉ đóng góp 47% giá trị hộp sữa và miễn phí đối với học sinh diện nghèo, cận nghèo, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc diện chính sách đã thể hiện tính nhân văn, nhân đạo, công bằng, bình đẳng trong cùng môi trường giáo dục, thực hiện đầy đủ Luật trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em” - ông Hoàng Hữu Trung thông tin.
Tuy nhiên, cũng theo ông Hoàng Hữu Trung, thời gian qua, việc triển khai Chương trình Sữa học đường vẫn còn một số hạn chế, chẳng hạn: Tỷ lệ học sinh đăng ký tham gia khối ngoài công lập đạt chưa cao; tỷ lệ tham gia chưa đồng đều giữa quận và huyện, tỷ lệ còn thấp ở những quận có nhiều cơ sở giáo dục ngoài công lập, vùng ven, dân số biến động cơ học lớn; Chương trình Sữa học đường năm 2018, 2019 vẫn còn gần 10% cơ sở giáo dục chưa tham gia và trên 102.000 trẻ trong diện thụ hưởng không uống sữa chưa được uống sữa…
Thời gian tới, để tiếp tục triển khai đạt hiệu quả cao Chương trình Sữa học đường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng đề nghị, các đơn vị cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, công khai minh bạch về Chương trình Sữa học đường để phụ huynh học sinh nắm rõ; đồng thời phối hợp nhịp nhàng cũng như cải tiến phương thức thực hiện khoa học từ việc đặt hàng, bàn giao sữa đến việc cho học sinh uống sữa, đảm bảo an toàn chất lượng sữa... Các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận/huyện/thị xã tăng cường công tác thanh kiểm tra nhằm rút kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hiện, tránh xảy ra sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh...
Căn cứ ý kiến, nguyện vọng của phụ huynh học sinh cùng các nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ báo cáo, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện Chương trình Sữa học đường giai đoạn 2020 - 2025.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40