Sữa học đường - tầm nhìn bảo vệ môi trường
Tận tâm với những công việc “không tên”
Các em nhỏ tại trường mầm non Những Chú Ong Nhỏ Phúc Long (Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh) đang xếp hàng ngay ngắn theo sự hướng dẫn của cô giáo, trên tay cầm vỏ hộp sữa đã được gấp gọn gàng, chờ đến lượt bỏ vào rổ được cô giáo chuẩn bị sẵn. Sổ ghi chép việc uống sữa cũng đã được các cô chuẩn bị sẵn, điền đầy đủ thông tin. Từ đầu tháng 11, hoạt động uống sữa này đã dần trở nên quen thuộc với cô trò nhà trường khi chương trình Sữa học đường được chính thức thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh.
Các cô giáo cẩn thận và tỉ mỉ ngay từ khâu sắp xếp, bảo quản và dạy các con thói quen nề nếp, kỉ luật khi chuyển, phát sữa đến các lớp học |
Trong chương trình Sữa học đường, các em học sinh sẽ được uống sữa từ 3 đến 5 ngày mỗi tuần, mỗi ngày một hộp. Công việc nghe có vẻ đơn giản, nhưng đó là cả một quá trình với nhiều tâm sức của các thầy cô giáo dành cho các em. Hàng loạt công việc “không tên” như đặt hàng sao cho đảm bảo kế hoạch uống sữa của học sinh, kế hoạch bảo quản lưu kho, ghi chép báo cáo, cách kiểm tra từng hộp sữa… Chưa kể đến công việc khó khăn không kém là tập cho các con thói quen uống sữa đúng giờ tại lớp, học cách xử lý vỏ hộp sữa sau khi uống để thuận tiện thu gom, tái chế...
Chị Thanh Mai (Huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh), một phụ huynh có con đang uống sữa học đường tại trường kể:“Ở nhà cháu không chịu uống sữa, ăn uống cũng khó khăn lắm. Nhưng từ ngày được cô giáo tập cho thói quen uống sữa trên lớp, về nhà không những cháu tự giác uống sữa đúng giờ, mà uống xong còn bóp dẹp, gấp hộp sữa lại ngay ngắn nữa. Gia đình tôi vui lắm!”.
Mỗi hộp sữa đến tay các em học sinh còn mang theo cả tấm lòng và tâm huyết của các thầy cô. Khi thực hiện sữa học đường, cái được duy nhất của họ có chăng là niềm vui khi thấy các con được uống sữa và phát triển mỗi ngày.
“Trong một lớp học, không phải bé nào cũng có điều kiện như nhau, có gia đình còn khó khăn nên việc cho con uống sữa không được đều đặn. Hy vọng chương trình sẽ được duy trì liên tục, để tạo được những hiệu quả trong việc cải thiện chiều cao, thể chất cho các bé”, cô Nguyễn Thị Bé Thi - Hiệu trưởng Trường mầm non Sơn Ca, huyện Giồng Trôm, Bến Tre chia sẻ.
“Với những người làm công tác nuôi dạy trẻ như chúng tôi thì thật sự không có niềm vui nào có thể sánh bằng với việc nhìn thấy các em phát triển khỏe mạnh, nhanh nhẹn và vui tươi”, cô Huỳnh Thị Hảo, Hiệu trưởng Trường mầm non Phước Thạnh, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có cùng tâm sự.
Bên cạnh việc cho các em uống sữa, các thầy cô còn khéo léo lồng ghép những thông điệp bảo vệ môi trường vào hoạt động uống sữa cho các em như: Dạy cách gấp dẹp vỏ hộp để dễ thu gom, tái chế; hướng dẫn các em làm ra những mô hình hay đồ chơi từ vỏ hộp sữa rất sáng tạo. Đây cũng là một cách rất thiết thực để giúp các em hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu rác thải ra môi trường ngay từ lứa tuổi còn rất nhỏ.
“Con và các bạn đều thích được uống sữa trên lớp. Con còn được cô dạy cách xếp vỏ hộp, bỏ đúng nơi quy định sau khi uống xong để bảo vệ môi trường. Ở nhà con cũng làm như vậy”, bé Lê Nguyễn Minh Nhật, Trường Tiểu học Thành Công A, Ba Đình, Hà Nội hào hứng kể lại.
Khi thầy cô cũng là chuyên gia dinh dưỡng
Tại các địa phương thực hiện chương trình sữa học đường, các thầy cô ngoài công việc chuyên môn tại trường, lớp còn “cắp sách” đi học, tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu nhằm bảo đảm việc triển khai chương trình được thực hiện đúng qui định và an toàn, các em học sinh được uống sữa đều đặn, đảm bảo chất lượng của từng hộp sữa được đến tay các em.
Tại đây, các thầy cô được làm quen với những kiến thức rất mới mẻ về dinh dưỡng, học về các loại sản phẩm sữa dùng trong chương trình cùng với tiêu chuẩn, yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, còn cần phải nắm rõ quy trình đặt hàng sữa, bảo quản, phân bổ đến các lớp, đến từng em học sinh, làm quen với việc quản lý và hướng dẫn các con uống sữa đúng giờ, đúng cách… Tất cả đều là những kiến thức rất mới và cần nhiều thời gian để làm quen, nhưng đa số các thầy cô đều rất tích cực tìm hiểu, trao đổi với các bác sĩ dinh dưỡng, đơn vị triển khai chương trình và cung cấp sữa để nắm thật kỹ cách thức thực hiện.
Đại diện công ty Vinamilk, đơn vị đang triển khai sữa học đường tại 15/17 tỉnh thành, cho biết: “Ngay từ đầu, Vinamilk đã xác định rằng giáo viên cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai sữa học đường . Vì vậy, công ty cũng có các tổng đài riêng để tư vấn, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ 24/7 và nhân sự trực tiếp sát cánh cùng các thầy cô trong quá trình thực hiện. Nếu không có sự chung tay, tâm huyết và trách nhiệm của các thầy cô thì chắc chắn chương trình sẽ không thể đạt được các kết quả như mong đợi”. |
Thầy Huỳnh Đức Tâm, Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre cũng nhớ lại những khó khăn ban đầu mà nhà trường gặp phải khi phụ huynh băn khoăn về chương trình. Sau khi chúng tôi tổ chức các cuộc họp triển khai tới từng phụ huynh, giúp họ hiểu chương trình sữa học đường được hỗ trợ ra sao từ chính quyền địa phương và doanh nghiệp thì phụ huynh đã đồng tình tham gia.
Sau 3 tháng triển khai, phụ huynh được mời tham gia giám sát quá trình giao nhận và trẻ uống sữa nên đã rất yên tâm – Thầy Tâm chia sẻ. Có thể nói, thầy cô chính là cầu nối quan trọng để chương trình sữa học đường đến với từng phụ huynh học sinh.
Cô Lương Thị Thanh Lý – Hiệu trưởng Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Giáo viên tại trường chúng tôi mất khoảng 1 tuần làm quen và nhanh chóng. Ban đầu cũng có nhiều vất vả nhưng đều rất vui khi các con được uống sữa mỗi ngày đến lớp. Hơn nữa, nếu có các vấn đề phát sinh, chúng tôi có thể liên hệ trực tiếp với đường dây nóng, tư vấn riêng cho sữa học đường của Vinamilk để được hỗ trợ ngay nên cũng khá yên tâm”
Nếu nhìn từ góc độ sư phạm, sữa học đường là một hoạt động rất có tính giáo dục vì thông qua chương trình, các thầy cô giáo không chỉ giúp cho học sinh có một thực đơn dinh dưỡng tốt hơn ngay tại trường bằng cách bổ sung thêm sữa – một thực phẩm dinh dưỡng và dễ hấp thu, mà còn hình thành cho các em thói quen ăn uống, kiến thức dinh dưỡng an toàn, lành mạnh từ khi còn nhỏ. Cũng chính vì vậy mà chương trình sữa học đường muốn thành công không thể thiếu nghiệp vụ sư phạm của các thầy cô và quan trọng hơn hết là tấm lòng, sự tận tâm của những người đang gánh vác trọng trách “trồng người” cao cả. Những nỗ lực đó xứng đáng nhận được sự ủng hộ và trân quý của toàn xã hội.
PV
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40