Hàng made in VN đang thiếu tự tin trên sân nhà
Từ hạn chế của hàng bình ổn giá
Theo một số chuyên gia kinh tế, ngoài vấn đề mạng lưới phân phối, việc liên kết của các DN tham gia cung ứng hàng bình ổn giá với các cửa hàng nhỏ lẻ trong khu dân cư, chợ truyền thống, bà con tiểu thương… còn lỏng lẻo, nên hàng bình ổn vẫn khó đến được tay người tiêu dùng.
Bà Nguyễn Thị Vân (Cầu Giấy) cho biết:“Thông thường, những điểm bán hàng bình ổn thường chỉ tập trung ở các siêu thị, xa khu dân cư, cho nên nếu mất thêm chi phí đi lại và cộng thêm tiền gửi xe, tính ra cũng không tiết kiệm được là bao. Mặt khác, danh mục hàng hóa hạn chế, thậm chí có những mặt hàng giá cao hơn bên ngoài nên việc mua sắm tại những điểm này đôi khi chỉ là lựa chọn lúc nhỡ nhàng.Hiện trên địa bàn Hà Nội, có đến hơn 600 điểm bán hàng bình ổn giá, nhưng nhiều người dân vẫn chưa mặn mà".
Anh Nguyễn Huy Hoàng (Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hoàng Mai) cho biết: “Đời sống người dân đang ngày một cải thiện, ngoài quan tâm đến giá sản phẩm thì các gia đình còn để ý đến mẫu mã, chất lượng và nhất là độ an toàn. Việc thành phố cùng doanh nghiệp tổ chức đưa hàng hóa về tận nơi giúp bà con vừa có cơ hội tiếp cận nguồn hàng hóa bảo đảm chất lượng, vừa giảm bớt thời gian, chi phí đi lại... Tuy nhiên anh Hoàng cho biết, những dòng sản phẩm chất lượng và có giá thành hợp lý thường bị nhiều cơ sở tư nhân làm nhái ví như bánh gạo Richy. Không khó khi tìm mua những sản phẩm bánh gạo được làm thủ công, nứt vỡ được bán theo cân tại cửa hàng tạp hóa. Thậm chí những mặt hàng giày dép, quần áo... bị làm nhái muốn tiêu thụ nhanh, nhiều chủ cửa hàng không ngần ngại tự gắn mác “hàng công ty bị lỗi”.
61000
Đến tâm lý sính ngoại
Không lo ngại khi cộng đồng kinh tế Asean hình thành “Việc hình thành cộng đồng kinh tế Asean sẽ giảm thuế cho nhiều mặt hàng khi nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên điều này không đáng lo ngại bởi chúng ta đang có một số mặt hàng có lợi thế như hàng tiêu dùng hay danh mục hơn 20 mặt hàng nông sản...đã có thương hiệu. Đây là một trong những nội dung chúng ta mở cửa thận trọng, theo lộ trình và là biện pháp để khuyến khích đầu tư trong nước, tạo cơ hội doanh nghiệp trong nước bán buôn, bán lẻ củng cố thị trường. Do đó cho đến nay thị trường bán lẻ của doanh nghiệp Việt Nam vẫn chiếm 97% tổng lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường, nước ngoài chỉ có 3%” – chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong nhận định. |
Thực tế cho thấy, sự tham gia của các mặt hàng ngoại nhập tạo nên những điểm nhấn không thể không công nhận như việc hàng tiêu dùng Thái Lan thắng đậm trong dịp tết cổ truyền của Việt Nam hay những sản phẩm bánh kẹo của Indonesia khi xuất khẩu sang Việt Nam cũng có nhiều phản hồi tích cực. Điều đó cho thấy người tiêu dùng, thực sự đang có thêm nhiều sự lựa chọn.
Thế nhưng, việc nhiều doanh nghiệp Việt chọn cách đặt tên Tây hóa cho sản phẩm của mình, khiến không ít người cho rằng điều đó thể hiện sự thiếu tự tin của doanh nghiệp ngay trên sân nhà.
Trao đổi với ông Huy Phong - Giám đốc công ty Cổ phần Huy Phong (Hà Nội), chúng tôi được biết, việc đặt tên, đổi tên cho sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố tâm lý "sính" ngoại của người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu. Cụ thể, doanh nghiệp của ông Phong phải đặt ba cái tên nước ngoài cho một sản phẩm giấy, nhưng phục vụ mục đích khác nhau (giấy vệ sinh, giấy dùng cho bữa ăn, giấy ướt...), là Napkin, Oreca và Kent… Nhiều người cho rằng, sản phẩm được sản xuất hoàn toàn ở Việt Nam gắn tên nước ngoài chẳng khác nào vọng ngoại.
Ông Phong lý giải, sản phẩm tên thuần Việt gắn với lịch sử ra đời và phát triển của nó như cà phê Trung Nguyên, chè Thái Nguyên là hoàn toàn hợp lý. Các sản phẩm phải nhập nguyên liệu để sản xuất thì tên gì cũng được. Trên thực tế, người Việt chưa có thói quen sử dụng giấy ăn cao cấp, nên gắn những cái tên nước ngoài vào, sản phẩm còn là thông điệp hướng người tiêu dùng tới một thói quen lịch sự và đẳng cấp hơn.
Quan điểm của ông Phong cũng là quan điểm của không ít doanh nghiệp. Bởi thế, những sản phẩm Việt được đặt tên Tây hóa ngày một nhiều. Song thực tế, các tên chỉ gây sự chú ý ban đầu, chất lượng mới khẳng định được nguyên tắc và vị thế của sản phẩm, chứ không hẳn cái tên mới tạo ra “đẳng cấp”.
Chị Ngọc Anh (Ngọc Hồi, Thanh Trì) cho biết: Là người tiêu dùng, tôi không quan trọng lắm cái tên sản phẩm thuần Việt hay Tây hóa. Tôi quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Tôi có thói quen mua quần áo của các DN Việt Nam chất lượng cao như dệt kim Đông Xuân, len Mùa Đông. Cũng theo chị Ngọc Anh, thương hiệu Việt bây giờ đang bị Tây hóa ít nhiều. Mới nghe cái tên kêu kêu thấy cũng hay, nhưng nghe nhiều thì thấy nhàm.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Doanh nghiệp 05/11/2024 15:06
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28