Hạn hán tại Ninh Thuận tiếp tục khốc liệt
Đừng để ô nhiễm nguồn nước thành thảm họa | |
Xử lý nghiêm người đứng đầu không phát hiện, ngăn chặn hành vi phá rừng |
Nhiều hộ dân đào hố giữa lòng hồ Ông Kinh, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Thuận để tìm nguồn nước tưới cho sản xuất vào mùa hạn năm nay. |
Thiếu nước cho sản xuất
Từ đầu năm 2018 đến nay, thời tiết ở Ninh Thuận ngày càng oi bức, nhiều hồ chứa đã cạn kiệt nước, báo hiệu mùa khô hạn sắp tới rất khốc liệt, người nông dân sẽ vất vả rất nhiều để chống hạn đang đến gần.
Hồ Ông Kinh ở xã Nhơn Hải đã cạn khô, đất ở đáy hồ nứt nẻ nhiều nơi, hàng trăm héc-ta cây trồng “ăn” nước tưới từ hồ này đang đứng trước nguy cơ thiệt hại nặng nề vì nguồn nước ngầm ngày càng khô cạn. Nhiều nông dân rủ nhau đào hố ngay lòng hồ để tìm nước cứu cánh cho mùa vụ.
Hộ anh Nguyễn Minh Trí, thôn Mỹ Tường 2, xã Nhơn Hải trồng năm sào nho (5.000 m2). Từ năm 2015 đến nay, để bảo vệ cây trồng, anh Trí phải bỏ ra gần 50 triệu đồng thuê công đào giếng khoan, với mũi khoan sâu xuống lòng đất 41 m, cách lòng hồ Ông Kinh 200 m và lắp thêm đường ống hơn 1 km dẫn nước về rẫy tưới. Năm nay, anh chỉ giữ lại hai sào trồng nho, chặt bỏ ba sào trồng thay thế cây hành lá để tiết kiệm nước.
Anh Nguyễn Minh Trí than thở: “Năm nay khô hạn sớm quá, mới đầu tháng 3 mà dấu hiệu hạn ngày càng gay gắt, người dân chúng tôi phải bỏ tiền để thuê đào giếng, tìm kiếm nước tưới, nhưng nguồn nước ngầm nơi đây đã cạn kiệt nhiều năm qua, mùa vụ này chắc thua lỗ nặng nề hơn”.
Cách rẫy anh Trí không xa, ông Nguyễn Hàm An, 70 tuổi có giếng nước sâu 6 m cũng đang cạn kiệt nặng. Mấy năm qua, gia đình ông An đã bỏ ra 80 triệu đồng khoan bốn giếng nước với độ sâu từ 32 đến 36 m, nhưng chỉ có hai giếng có nước, hai giếng còn lại xem như mất trắng tiền đầu tư. Ông nói: “Trong rẫy chỉ còn hai lỗ giếng nhưng nước rất ít. Tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, không biết lấy nước ở đâu để tưới cho 1,5 ha cây hành, tỏi không bị chết khát, nên tưới đến đâu hay đến đó thôi”.
Hai năm trước, chị Đỗ Thị Cang cũng đã bỏ vốn đào giếng nước rồi bằng cách làm một bể nước có trải bạc để tích nước tưới cho ba sào trồng hành tỏi. Hiện nay, lượng nước không còn đủ để tưới cho ba sào trồng hành tỏi, nên chị quyết định bỏ hoang 1,5 sào và chuyển sang trồng ớt để tiết kiệm nước tưới.
Hiện tại, lượng nước tích chứa tại các hồ Tà Ranh, Phước Nhơn, Bầu Ngứ, Suối Lớn và Bà Râu nằm trên địa bàn các huyện: Ninh Phước, Thuận Nam, Bác Ái và Thuận Bắc không nhiều (từ 0,09 triệu m3 đến 2,36 triệu m3). Trong khi đó, hàng nghìn ha trồng lúa vụ đông xuân từ 40 đến 80 ngày tuổi đang rất cần lượng nước tưới ổn định để sinh trưởng, nên việc phân bổ nước tại địa phương gặp rất nhiều khó khăn.
Đơn cử như mực nước tại hồ Phước Nhơn, huyện Bác Ái hiện chỉ còn 0,09 triệu m3 nhưng phải đảm nhận tưới cho 182 ha đất sản xuất, trong đó có 106 ha đất lúa từ 40 đến 80 ngày tuổi; hồ Bà Râu ở huyện Thuận Bắc chỉ còn 2,36 triệu m3 nhưng phải đảm nhận việc tưới tiêu cho 621 ha.
Vất vả nước sinh hoạt
Với bình nước khoảng 200 lít được bơm nhờ từ nước giếng nhà dân, gần 60 học sinh và giáo viên Trường tiểu học Phước Kháng sinh hoạt từ hai đến ba ngày mới có nước giếng để bơm tiếp. |
Chúng tôi đến thôn Suối Le, xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc, hầu như các giếng khoan của 98 hộ đồng bào Raglai nơi đây đã cạn kiệt. Để có nước sinh hoạt, giáo viên và học sinh Trường tiểu học Phước Kháng phải cam chịu cảnh xin bơm nước từ giếng của một nhà dân gần trường với lịch bơm cách nhật hai ngày mỗi lần, mỗi lần khoảng 13 đến 30 phút.
Cô giáo Nguyễn Thị Tuyền, Trường tiểu học Phước Kháng bức xúc nói: “Nhiều tháng không có mưa, nên giếng của các hộ dân rất ít nước, chỉ bơm được vài chục lít vào buổi sáng, nhưng hai ngày mới bơm một lần. Bơm nhiều thì mạch ngầm trong giếng rỉ ra không kịp, máy bơm hút luôn cả cát lẫn chung với nước làm cho nước đục ngầu, không dám sử dụng”.
Năm 2011, nhà nước đầu tư xây dựng đài nước sạch ở Phước Kháng để cung cấp nước sạch cho người dân sử dụng. Nhưng, nhiều hộ dân nơi đây cho hay, sau khi đi vào hoạt động được vài tháng thì đài nước sạch này không còn nước và bỏ hoang cho đến nay, người dân càng khan hiếm nước sạch. Anh Katơr Lô phải đi hàng cây số để đào một cái hố nhỏ ngay bờ suối gần lòng hồ rồi hớt từng giọt nước mang về nấu ăn và dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
Giếng nước nhà anh Katơ Hiền, ở thôn Suối Le, xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) chi phí hàng chục triệu đồng nhưng mạch nước ngầm rất ít, không đủ để sinh hoạt khi mùa hạn hán đang đến. |
Nhà cách đài nước sạch khoảng 70 m, mấy năm qua, anh Katơr Hiền đã bỏ hàng chục triệu đồng đào giếng, thả gần 20 chiếc bi xuống lòng đất, nhưng nước ngầm dưới lòng giếng chưa được 50 cm, bật bơm điện chừng năm phút là giếng trơ cả đáy, phải đợi đến bảy tiếng đồng hồ sau đó, mới có thể bơm thêm năm phút rồi phải dừng, đợi nước ngầm rất vất vả.
Anh Katơr Hiền than vãn: “Bà con không biết lấy nước ở đâu để sử dụng. Nhiều giếng đào nước nhiễm phèn không sử dụng được. Trước đây, nhà nước cũng hỗ trợ người dân làm mô-tơ để hút nước giếng, giờ hư hỏng hết rồi”.
Chủ động các biện pháp chống hạn
Tính đến ngày 25-3, tổng dung tích nước chứa tại 21 hồ chứa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là 193 triệu m3/194 triệu m3, đạt 71,7 % dung tích so với thiết kế. Trong khi đó, diện tích gieo trồng vụ đông xuân 2017-2018 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là hơn 27,347 ha, nên việc điều chỉnh nước tưới sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận Phạm Ngọt cho biết, toàn tỉnh có hơn 27 nghìn ha đất sản xuất. Hiện nay, có nhiều hồ đã cạn khô hoặc xuống mực nước chết. Để chủ động điều tiết nước tưới phù hợp cho từng vùng sản xuất, Công ty đã thành lập các tổ công tác chống hạn đập Bến Nưng, đập Suối Bay, đập Tà Lốc…, tập trung bơm nước từ các hồ chứa lớn trên địa bàn để lấy nước tưới luân phiên cho cây trồng, nhất là diện tích lúa từ 40 đến 80 ngày tuổi.
Mặt khác, để "cứu cánh" cho vùng đất sản xuất “ăn” nước của hồ Ta Ranh, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, Công ty đã hỗ trợ đường ống cho các hộ dân bơm nước chống hạn từ trạm bơm Đá Trắng 1, Đá Trắng 2, lấy nước từ kênh Nam và hệ thống đập Nha Trinh để tưới luân phiên từ kênh chính đến kênh cấp 1, các địa phương tổ chức bảo vệ thời gian thực hiện tưới luân phiên nghiêm ngặt để tiết kiệm nước….
Theo dự báo Trung tâm Khí tượng thủy văn, năm 2018, hạn hán có thể quay lại sớm hơn dự kiến mọi năm. Và, Ninh Thuận sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong mùa hạn năm nay.
Theo Nguyễn Trung/nhandan.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả các phong trào thi đua
Bộ Y tế theo dõi sát tình hình dịch bệnh vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Bắt khẩn cấp thanh niên "đi bão" có hành vi chống người thi hành công vụ
Ấn tượng chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại huyện Phúc Thọ
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng và thiếu vật liệu xây dựng
Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/1: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất 13 độ C
Môi trường 05/01/2025 07:27
Chung tay vì môi trường xanh, sạch, đẹp của Thủ đô
Môi trường 04/01/2025 20:06
Xử lý nghiêm các hành vi xả rác "không đúng giờ, không đúng nơi quy định"
Môi trường 04/01/2025 20:04
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/1: Trời ấm, nhiệt độ trung bình từ 13 - 25 độ C
Môi trường 04/01/2025 06:27
Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp Nhà nước sử dụng sai mục đích
Môi trường 03/01/2025 15:17
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/1: Đêm và sáng trời rét, ngày nắng
Môi trường 03/01/2025 06:15
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác
Môi trường 02/01/2025 06:19
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 1/1/2025: Sáng sớm sương mù, ngày nắng nhẹ
Môi trường 01/01/2025 06:46
Nhiều giải pháp cải thiện chất lượng môi trường
Môi trường 31/12/2024 08:15
Thời tiết ngày cuối cùng của năm 2024: Sáng sương mù, ngày nắng, đêm se se lạnh
Môi trường 31/12/2024 06:53