Hai chị em nhập viện cấp cứu vì nhầm thuốc diệt chuột là kẹo
Hy hữu 6 bệnh nhân ngộ độc do uống nhầm thuốc diệt chuột | |
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thuốc diệt chuột | |
Cảnh báo ngộ độc thuốc diệt chuột đã cấm lưu hành trên thị trường |
Bệnh nhân là cháu Nguyễn Ngọc A, 7 tuổi và Nguyễn Minh H, 6 tuổi, ở Thái Bình. Chiều 15/8, bố mẹ đi vắng để hai chị em tự chơi với nhau ở nhà.
Trong lúc chơi đùa, cháu A trèo lên mái bếp và thấy có 2 ống thuốc diệt chuột bằng thỏi bút bi. Cứ nghĩ là kẹo, hai chị em cắt ống chia nhau uống mà không biết đó là thuốc diệt chuột.
Những ống thuốc diệt chuột nhìn thoáng qua rất giống kẹo. (Hình minh họa) |
Gần 30 phút sau, người nhà về thấy hai con nằm trên giường trong trạng thái li bì và đã bị nôn trớ. Ngay sau khi phát hiện con bị ngộ độc thuốc diệt chuột, gia đình đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu. Sau hai ngày được điều trị và chăm sóc tích cực tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đến ngày 18/8, sức khỏe của hai bệnh nhi đã ổn định.
TS.BS Lê Ngọc Duy, Phụ trách Trung tâm Cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tai nạn ngộ độc thường xảy ra ở trẻ em dưới 6 tuổi.
Ở độ tuổi này, trẻ có bản năng tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh, hay đưa mọi thứ vào miệng, ăn hoặc uống bất cứ thứ gì cho dù mùi vị ra sao, nhất là những thứ nhìn hấp dẫn, có màu sắc sặc sỡ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý để tránh những tai nạn thương tâm có thể xảy ra.
Từ ca bệnh trên, bác sĩ Lê Ngọc Duy cũng đưa ra các khuyến cáo nhằm phòng ngừa tai nạn ngộ độc cho trẻ nhỏ. Trong đó, với hóa chất để trong nhà: Các bậc phụ huynh cần để xa tầm với của trẻ em, không để trẻ nhìn thấy.
Không dùng các dụng cụ chứa, đựng thức ăn, đồ uống để đựng hóa chất; không để thực phẩm và hóa chất gần nhau nhằm tránh sử dụng nhầm.
Ngay sau khi dùng xong hóa chất, để hóa chất trở lại vị trí bảo quản an toàn ban đầu. Không cho trẻ lại gần các khu vực vừa mới được phun hóa chất.
Vứt bỏ tất cả các hóa chất cũ hoặc quá hạn. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần dành thời gian để dạy trẻ nhận biết về các loại hóa chất độc hại.
Đối với các loại thuốc: Để thuốc xa tầm tay của trẻ, không cho trẻ nhìn thấy. Đảm bảo tất cả các thuốc được để trong các vật chứa đựng an toàn với trẻ và được ghi nhãn mác đúng.
Không để thuốc trên mặt bàn hoặc quầy, hay trong các túi nhựa. Đồng thời, các bậc phụ huynh cần tránh dùng thuốc trước mặt trẻ bởi trẻ nhỏ thường bắt chước người lớn. Không gọi thuốc là “kẹo”, bởi thuốc và kẹo có thể trông giống nhau và trẻ không thể phân biệt được.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
UEFA Nations League 2024/2025: Đức và Hà Lan đều thắng lớn
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu
Lịch thi đấu chính thức AFF Cup 2024
Đội tuyển Việt Nam thăng hạng trên bảng xếp hạng FIFA trước thềm AFF Cup 2024
Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024
Sắc màu văn hóa Nhật Bản giữa lòng Thủ đô
Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Tin khác
Ngành Y tế Hà Nội duy trì thực hiện tốt các mô hình y tế học đường
Y tế 17/11/2024 06:35
Nhập viện cấp cứu sau khi tự uống cao chữa xương khớp
Y tế 16/11/2024 11:38
Sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh
Y tế 16/11/2024 11:38
Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan
Y tế 15/11/2024 08:56
Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở
Y tế 14/11/2024 15:25
Trẻ bị suy tuyến thượng thận vì sử dụng thuốc hỗ trợ tăng cân
Y tế 12/11/2024 12:48
Ứng dụng AI để nâng chất lượng chẩn đoán, điều trị đột quỵ
Y tế 12/11/2024 11:50
Bỏ qua dấu hiệu đột quỵ sớm khiến người đàn ông bị tai nạn giao thông
Y tế 12/11/2024 06:25
Hà Nội ghi nhận thêm 33 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 11/11/2024 15:31
Giá dịch vụ giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương mới nhất
Y tế 10/11/2024 19:39