Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thuốc diệt chuột
Cảnh báo ngộ độc thuốc diệt chuột đã cấm lưu hành trên thị trường | |
Nghịch bim bim tẩm thuốc diệt chuột, 2 bé nhập viện |
Bệnh nhân nam 91 tuổi trên, nhập viện 108 vào giờ thứ 3 sau khi ăn khoảng 20 viên thuốc diệt chuột. Rất may, bệnh nhân được người nhà phát hiện và đưa đến viện sớm trong những giờ đầu. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành rửa dạ dày cho bệnh nhân.
Thuốc diệt chuột có hình dạng và màu sắc dễ nhầm lẫn với kẹo. |
Ngoài ra, khai thác được chính xác loại thuốc diệt chuột đã uống, số lượng, thời gian uống nên bệnh nhân được xét nghiệm và theo dõi sát chức năng đông máu cũng như tình trạng chảy máu trên lâm sàng; điều trị dùng chất giải độc đặc hiệu. Sau 5 ngày bệnh nhân đã được ra viện và hồi phục hoàn toàn, không có biến chứng.
Warfarin được biết đến là chất chống đông máu sử dụng khá phổ biến trong y học. Chất này còn được sử dụng trong nông nghiệp, trong đời sống với khả năng diệt chuột hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng rộng rãi loại thuốc diệt chuột này làm tăng nguy cơ ngộ độc cho con người khi quản lý sử dụng không đúng cách hoặc uống nhầm.
Theo ThS.BS. Nguyễn Thị Nga, độc tính chủ yếu của warfarin là gây xuất huyết khi sử dụng quá liều hoặc phơi nhiễm với super warfarin có trong thuốc diệt chuột. Thông thường 1-2 ngày đầu, bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng. Tình trạng xuất huyết sẽ xảy ra sau 2-3 ngày, ở các mức độ khác nhau: Chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu dưới kết mạc mắt, chảy máu não, tụ máu trong cơ…
Các triệu chứng khác có thể gặp như ý thức lơ mơ, đau đầu, rối loạn điều hòa vận động, đau bụng, buồn nôn. Nặng hơn có thể gặp tiêu cơ vân, suy hô hấp, co giật, hôn mê. Xét nghiệm có rối loạn đông máu giảm PT % và chỉ số INR kéo dài. Điều trị có hiệu quả với các trường hợp được đưa đến cơ sở y tế sớm trong 6 giờ đầu với các biện pháp ngăn ngừa hấp thu như rửa dạ dày, dùng than hoạt và sử dụng chất giải độc đặc hiệu (vitamin K).
Nếu bệnh nhân được phát hiện và chẩn đoán muộn khi xảy ra các biến chứng chảy máu nội tạng phổi, tiêu hóa, tiết niệu, ổ bụng, thần kinh trung ương thì tiên lượng xấu hơn rất nhiều.
Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại thuốc diệt chuột chứa warfarin được sản xuất dưới hình thức bắt mắt, hương vị hấp dẫn, dễ gây nhầm lẫn là đồ ăn, đặc biệt là người già và trẻ em. Vì vậy, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh bằng cách giáo dục ý thức sử dụng và bảo quản thuốc diệt chuột an toàn hợp lý. Khi phát hiện người uống nhầm thuốc diệt chuột, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất và mang theo thuốc hoặc vỏ, nhãn mác loại thuốc đã sử dụng để được xử trí cấp cứu kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Hoa hậu Đan Mạch đăng quang Miss Universe 2024, Kỳ Duyên vào Top 30
Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân
UEFA Nations League 2024/2025: Đức và Hà Lan đều thắng lớn
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu
Lịch thi đấu chính thức AFF Cup 2024
Tin khác
Ngành Y tế Hà Nội duy trì thực hiện tốt các mô hình y tế học đường
Y tế 17/11/2024 06:35
Nhập viện cấp cứu sau khi tự uống cao chữa xương khớp
Y tế 16/11/2024 11:38
Sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh
Y tế 16/11/2024 11:38
Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan
Y tế 15/11/2024 08:56
Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở
Y tế 14/11/2024 15:25
Trẻ bị suy tuyến thượng thận vì sử dụng thuốc hỗ trợ tăng cân
Y tế 12/11/2024 12:48
Ứng dụng AI để nâng chất lượng chẩn đoán, điều trị đột quỵ
Y tế 12/11/2024 11:50
Bỏ qua dấu hiệu đột quỵ sớm khiến người đàn ông bị tai nạn giao thông
Y tế 12/11/2024 06:25
Hà Nội ghi nhận thêm 33 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 11/11/2024 15:31
Giá dịch vụ giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương mới nhất
Y tế 10/11/2024 19:39