Hàng vạn lao động mất cơ hội việc làm
Gần 50% lao động không về nước đúng hạn
Sau hơn 4 năm đi XKLĐ tại Hàn Quốc, tháng 8/2013, Anh Kiều Cao Thuấn, xã Đông Chúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã về nước đúng hạn và tới tháng 4 này anh sẽ tiếp tục được quay trở lại Hàn Quốc làm việc. Anh Thuấn cho biết: “Từ đầu năm 2013, lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã biết thông tin về việc xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, do hoàn cảnh kinh tế, nhiều người lo sợ không biết có được trở lại làm việc không; về nước, sẽ phải đối mặt với nguy cơ không có việc làm, do đó họ cố ở lại làm việc. Đó là lí do vì sao nơi tôi làm có 3 người hết hạn hợp đồng thì 2 người đã trốn ra ngoài làm việc và ở lại Hàn Quốc”. Những thông tin anh Thuấn cung cấp đã phần nào phản ánh tình trạng NLĐ Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc đang có xu hướng gia tăng. Theo các cơ quan chức năng, tháng 10 năm ngoái, tỉ lệ lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc đã được hạ xuống gần 39% nhưng đến tháng 11, lại tăng lên 42% và nay là 49%. Riêng Hà Nội, hiện có khoảng 3.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó LĐ đi làm việc ở Hàn Quốc theo chương trình hợp tác LĐ giữa hai chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc (EPS) chiếm 50%. Số lao động Hà Nội hết hạn hợp đồng năm 2013 theo chương trình EPS là 768 người. Tuy nhiên, số lao động về nước đúng hạn chỉ có 455 người, đạt 59,24%, số lao động ở lại cư trú bất hợp pháp tới 40,76%. Các huyện có số LĐ chưa về nước đúng thời hạn là Thường Tín, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh...
Tình hình này khiến Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc rất lo: “Tỷ lệ cao người LĐ Hà Nội ở lại cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc là rất đáng buồn. Điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu LĐ của Hà Nội không có hiệu quả. Những hành động đó có thể làm cho Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung bị mất hình ảnh đẹp, hàng vạn NLĐ có thể mất cơ hội việc làm. Phó chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc nói. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa cảnh báo, nếu không giảm tỷ lệ cư trú bất hợp pháp xuống, nguy cơ đóng cửa thị trường Hàn Quốc là nhãn tiền. Còn ông Choi Byung Gie, giám đốc Trung tâm EPS tại Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm: “Lao động cư trú bất hợp pháp là những người ích kỷ, họ chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không nghĩ đến người khác. Chỉ tiêu tuyển dụng lao động mới phụ thuộc rất lớn vào số lao động cư trú bất hợp pháp nhiều hay ít”.
Phải xử lý nghiêm
Ông Choi Byung Gie cho biết: Phía Hàn Quốc đánh giá cao những biện pháp mà Việt Nam đang triển khai, trong đó áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính lên tới 100 triệu đồng với những lao động ở lại lao động bất hợp pháp tại nước ngoài và ký quỹ 100 triệu đồng. Tuy nhiên, thực tế các lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã biết rõ việc xử lý vi phạm hành chính nếu tiếp tục bỏ trốn nhưng họ đang chờ đợi xem có ai bị xử lý vi phạm hay không. Thậm chí, đối với nhiều lao động đã phải chi phí nhiều để đi, họ chấp nhận bị xử phạt vì với mức lương 1.500 USD/tháng (tương đương 30 triệu đồng) thì chỉ 3 tháng sau họ có thể lấy lại được số tiền bị phạt. Chính vì vậy, Việt Nam cần xử lý kiên quyết hơn với những vi phạm của lao động ở lại Hàn Quốc bất hợp pháp.
Đối với Hà Nội, để giải quyết tình trạng người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH cùng với các địa phương phải nhanh chóng rà soát, phân loại cụ thể từng đối tượng lao động đã hết hạn hợp động hoặc đang thực hiện hợp đồng, từ đó tuyên truyền vận động, yêu cầu các gia đình ký cam kết với chính quyền địa phương vận động con em về nước đúng quy định; đồng thời phải công khai, minh bạch tên tuổi NLĐ sai phạm, thông báo trên hệ thống truyền thông đại chúng và xử lý nghiêm khắc. Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu, hạn cuối cùng là ngày 15/4, Sở LĐTB&XH phải báo cáo với UBND TP. Hà Nội kết quả vận động, tuyên truyền, xử lý với hơn 300 NLĐ vi phạm nêu trên. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị Bộ LĐTB&XH cần thường xuyên thông tin với các cơ quan của Hà Nội về tình hình của lao động Hà Nội ở nước ngoài và bổ sung các chế tài xử lý đủ mạnh để răn đe những NLĐ cố tình không về nước đúng thời hạn. “Với mức phạt 100 triệu đồng cho hành vi bỏ trốn bất hợp pháp là quá nhẹ, NLĐ chỉ mất 2 tháng làm việc là có thể bù lại được. Chúng ta cần xem xét lại chế tài khác có sức răn đe lớn hơn mà không trái với quy định của Hiến pháp để hạn chế thực trạng LĐ bỏ trốn”, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc đề xuất.
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thanh Hòa cho biết: Việt Nam đã có những chế tài đối với lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc và yêu cầu các địa phương triển khai. Bên cạnh đó, Bộ LĐTBXH đề nghị phía Hàn Quốc thực hiện nghiêm việc xử lý lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc. Thực tế, phía Hàn Quốc biết rất rõ các đối tượng lao động bất hợp pháp nhưng chưa xử lý nghiêm nên chưa mang lại hiệu quả.
Ngọc Tú
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Hoạt động 24/12/2024 07:52
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Hoạt động 24/12/2024 07:42
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44