Góp phần xóa đói, giảm nghèo
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Vì sao hiệu quả vẫn thấp? | |
Tạo thêm công ăn việc làm để xóa nghèo |
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đến nay, tín dụng ưu đãi đối với hoạt động đưa người lao động đi XKLĐ NHCSXH đã giải ngân cho gần 108.580 hộ gia đình được vay vốn với gần 2.500 tỷ đồng, qua đó giúp cho 109.462 lao động thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách và người đi lao động tại các huyện nghèo được vay vốn đi XKLĐ có thời hạn ở nước ngoài.
Ngân hàng chính sách xã hội giải ngân cho các đối tượng vay vốn. |
Cùng với đó doanh số thu nợ của chương trình cũng đạt gần 2.014 tỷ đồng cho thấy chính sách đạt hiệu quả rất tốt. Tính đến hết tháng 3/2017, tổng dư nợ cho vay XKLĐ đạt trên 509 tỷ đồng với 13.377 khách hàng còn dư nợ.
Cho vay XKLĐ của NHCSXH đang triển khai là kênh tín dụng giúp các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ gia đình sinh sống tại các huyện nghèo và đặc biệt với đối tượng vay là người dân tộc thiểu số có điều kiện để cải thiện cuộc sống, thoát nghèo, nâng cao trình độ. Nhờ được vay vốn đi xuất khẩu lao động mà hơn 100.000 lao động có việc làm. Người lao động đi nước ngoài làm việc có thu nhập và gửi tiền về giúp gia đình có tiền vốn làm ăn tại quê nhà.
Ngoài ra, nguồn vốn cho vay đi XKLĐ từ NHCSXH cũng đã góp phần đáng kể vào chương trình giảm nghèo tại địa phương nói riêng và của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nói chung. Đồng thời, nhờ phát triển được phong trào đi lao động ở nước ngoài đã đem về đất nước một lượng ngoại tệ đáng kể, mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nước, giúp đất nước hội nhập và phát triển.
Cùng với sự đồng hành của NHCS, theo các chuyên gia thời gian tới, để nâng cao hiệu quả, chất lượng của chương trình cho vay xuất khẩu lao động thì cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ hơn nữa giữa các bộ, ngành có liên quan và địa phương, doanh nghiệp XKLĐ, trong đó coi trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động, cần có hành lang pháp lý chặt chẽ đối với đơn vị làm dịch vụ XKLĐ để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tránh các trường hợp người lao động bị lừa đảo.
Đồng thời nâng cao trách nhiệm và chất lượng tuyển chọn lao động của doanh nghiệp dịch vụ XKLĐ. Có chế tài, biện pháp xử lý đối với doanh nghiệp, đơn vị tuyển chọn không thực hiện đúng hợp đồng với người lao động, gây thiệt hại cho người lao động và rủi ro cho nguồn vốn vay của Nhà nước.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37